Bộ Y tế hướng dẫn an toàn cho Tổ Covid-19 cộng đồng và lực lượng tham gia phòng, chống dịch cấp xã

Chia sẻ

Bộ Y tế vừa ban hành Công văn số 7317/BYT-MT ngày 03/9/2021 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai hướng dẫn an toàn phòng, chống dịch đối với Tổ COVID-19 cộng đồng và các lực lượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại cấp xã.

Trong Công văn này, Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh/thành phố cần nghiên cứu nội dung Hướng dẫn và triển khai tại địa phương. Đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ chính sách về y tế, lao động - xã hội cho Tổ COVID-19 cộng đồng và các lực lượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại cấp xã.

Đặc biệt cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ, phù hợp; cung cấp nước uống, thực phẩm đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 và tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo quy định tại Hướng dẫn này.

Ảnh minh họa. Nguồn: HPNẢnh minh họa. Nguồn: HPN

Theo đó, yêu cầu chung đối với người tham gia:

1. Người đủ điều kiện sức khỏe về thể chất, tinh thần. Không huy động người bị mắc các bệnh nền, mạn tính (bệnh gan, thận, tiểu đường, ung thư, tim mạch, béo phì, bệnh đường hô hấp, bệnh suy giảm miễn dịch...); phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi.

2. Không thuộc đối tượng tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc với người tiếp xúc gần với trường hợp mắc COVID-19; không có các biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở, đau rát họng…

3. Đã được tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19.

4. Được xét nghiệm SARS-CoV-2: trước khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ (trong thời gian tối đa 72 giờ); định kỳ hằng tuần trong thời gian tham gia và sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

5. Được phổ biến trước khi tham gia thực hiện nhiệm vụ về nguy cơ lây nhiễm, các biện pháp dự phòng và hướng dẫn cách sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân theo yêu cầu tại các vị trí làm việc.

6. Được cung cấp thông tin về nhiệm vụ, tình hình dịch bệnh, quy định phòng, chống dịch trên địa bàn và các thông tin liên quan.

Chuẩn bị trước khi tham gia

1. Tài liệu liên quan đến nhiệm vụ được phân công.

2. Chuẩn bị các trang thiết bị, đồ dùng cá nhân cần thiết đủ cho thời gian tham gia nhiệm vụ: dung dịch sát khuẩn tay (tối thiểu 60% nồng độ cồn); bình đựng nước uống cá nhân, cốc uống dùng riêng (đảm bảo vệ sinh) và nước uống đủ cho thời gian làm việc; khăn giấy. Quần áo nên lựa chọn đồ vải có độ thấm hút tốt.

3. Phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với vị trí công việc:

- Khẩu trang y tế;

- Kính chắn giọt bắn;

- Găng tay;

- Các phương tiện bảo vệ cá nhân khác được quy định tại Quyết định số 4159/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 28/8/2021 về việc ban hành, hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19 (để sử dụng trong trường hợp cần thiết).

4. Tự theo dõi sức khỏe hằng ngày (đo nhiệt độ). Nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở thì không tham gia nhiệm vụ.

Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ

1. Thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang y tế, kính chắn giọt bắn, thường xuyên rửa tay sát khuẩn.

- Khẩu trang chỉ sử dụng một lần và phải được thải bỏ sau khi sử dụng đúng quy định. Trong quá trình sử dụng nếu khẩu trang bị ướt, lỏng, đứt dây đeo cần thay ngay.

- Kính chắn giọt bắn nếu sử dụng lại phải được khử khuẩn bằng cồn 70%.

2. Đảm bảo khoảng cách an toàn 1-2 m khi tiếp xúc.

3. Hạn chế tiếp xúc với các bề mặt có nguy cơ lây nhiễm (giấy tờ, phương tiện, hàng hóa của đối tượng kiểm tra) và phải khử khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn tay ngay sau khi tiếp xúc. Hạn chế tiếp xúc trong khu vực thông khí kém.

4. Sử dụng đúng và đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định.

5. Không tiếp xúc với người ngoài phạm vi công việc được phân công; Không được tự động ra ngoài vị trí được phân công; Tuân thủ đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch của địa phương, tránh phát tán nguy cơ lây nhiễm bệnh cho các thành viên trong nhóm công tác, người tiếp xúc với mình.

6. Chỉ sử dụng nước uống và thực phẩm được cung cấp đảm bảo dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm; Người vận chuyển, cung cấp suất ăn cho lực lượng chốt chặn phải được xét nghiệm định kỳ hằng tuần.

7. Tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân; Nếu có biểu hiện ho, sốt, đau rát họng, mệt mỏi... hoặc có yếu tố liên quan dịch tễ phải báo cáo ngay cho người có thẩm quyền trong nhóm công tác để phối hợp với cơ quan y tế địa phương xử lý theo đúng quy định.

8. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bất kỳ sự cố nào liên quan đến tiếp xúc trực tiếp không có phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc do sự cố đối với phương tiện bảo vệ cá nhân (đứt dây khẩu trang…) với người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2 đều phải được ghi nhận và báo cáo với người có thẩm quyền.

Kết thúc ca làm việc/ trực và trở về nơi lưu trú

1. Thu dọn khăn giấy, khẩu trang, găng tay và vật dụng đã sử dụng trong quá trình làm việc, bỏ vào thùng rác theo đúng quy định và rửa tay sát khuẩn.

2. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng kính chắn giọt bắn bằng gạc hoặc vải tẩm cồn 70 độ, bình uống nước, cốc uống nước. Để và giặt riêng đồ dùng, quần áo sau khi làm nhiệm vụ. Thay quần áo trước khi tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình/nơi lưu trú.

3. Hạn chế tiếp xúc với những người trong gia đình/nơi lưu trú nếu không cần thiết; Tuân thủ quy định phòng chống, dịch và thực hiện đầy đủ biện pháp 5K.

4. Tiếp tục theo dõi sức khỏe bản thân. Nếu có các biểu hiện như: sốt; đau họng; khó thở; sổ mũi, nghẹt mũi; đau cơ; đau đầu; thay đổi mùi, vị; đau bụng, tiêu chảy… thì báo cáo ngay cho người có thẩm quyền.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.
Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh đã tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR) vào ngày 26/6, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số của ngành y tế Thủ đô. Việc thẩm định thành công khẳng định bệnh viện đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và hiệu quả quản lý.
Bệnh viện Hữu Nghị khai trương Phòng khám chữa bệnh theo yêu cầu: Nâng tầm chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Bệnh viện Hữu Nghị khai trương Phòng khám chữa bệnh theo yêu cầu: Nâng tầm chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng

(PNTĐ) - Sáng 26/6/2025, bệnh viện Hữu Nghị trang trọng tổ chức Lễ khai trương Phòng khám chữa bệnh theo yêu cầu tại trụ sở bệnh viện, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chiến lược nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của người dân.