Bộ Y tế "nghiêm cấm" thu tiền từ tiêm vắc xin COVID-19

Chia sẻ

Không thu tiền, không nhận "bồi dưỡng" từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân đến tiêm chủng và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Sáng 24/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký văn bản số 1242/CĐ-BYT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các Trường Đại học về việc chấn chỉnh công tác tiêm chủng vaccine COVID-19.

Bộ Y tế Bộ Y tế "nghiêm cấm" thu tiền từ tiêm vắc xin COVID-19. 

Theo đó, qua phản ánh trên phương tiện truyền thông cho thấy cho thấy tại một số cơ sở tiêm chủng vẫn có hiện tượng thu tiền để được tiêm chủng vaccine. Việc làm này không đúng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Y tế. Do đó, Bộ Y tế - Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 - yêu cầu Thủ trưởng các Đơn vị được phân công tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 khẩn trương rà soát, chấn chỉnh, thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 đúng đối tượng, kịp thời, an toàn, hiệu quả và miễn phí cho đối tượng tiêm chủng, nghiêm cấm việc thu tiền từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân đến tiêm chủng (với bất kỳ hình thực nào). "Đơn vị nào để xảy ra tiêu cực trong việc tiêm vaccine COVID-19 sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật", Văn bản của Bộ Y tế nêu rõ.

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Y tế về tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, đảm bảo an toàn, hiệu quả, tăng diện bao phủ.

Trước đó, ngày 31/7/2021, Bộ Y tế đã có Công điện số 1131/CĐ-BYT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các Trường Đại học về việc tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng theo đúng Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine và Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 hoàn toàn miễn phí. "Không thu tiền; không nhận "bồi dưỡng" từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân đến tiêm chủng và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng đảm bảo an toàn, hiệu quả", văn bản của Bộ Y tế nêu.

HẢI CHI

Tin cùng chuyên mục

Sử dụng thuốc bổ để nâng cao sức khoẻ  sinh sản, nên hay không?

Sử dụng thuốc bổ để nâng cao sức khoẻ sinh sản, nên hay không?

(PNTĐ) - Nhiều cặp đôi thường bị ảnh hưởng bởi những lời khuyên từ bạn bè, người thân hoặc thông tin trên mạng xã hội về việc sử dụng các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng cho đến thuốc đông y, với mong muốn “bổ trứng”, “cường tinh trùng” hoặc “dễ đậu thai”. Nhưng liệu uống thuốc có thực sự hiệu quả và an toàn?
Tiền ung thư cổ tử cung và những dấu hiệu cần lưu ý

Tiền ung thư cổ tử cung và những dấu hiệu cần lưu ý

(PNTĐ) - Tiền ung thư cổ tử cung là giai đoạn các tế bào biểu mô bất thường chỉ mới vừa xuất hiện trong cổ tử cung, nhưng chưa xâm lấn sâu. Phát hiện sớm các tổn thương trong giai đoạn này là tiền đề cho việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả, ngăn chặn nguy cơ ung thư cổ tử cung tiến triển ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và khả năng sinh sản của người bệnh.
Suýt mất mạng vì chữa bệnh bằng nước ion kiềm

Suýt mất mạng vì chữa bệnh bằng nước ion kiềm

(PNTĐ) - Liên tục thời gian qua, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch, sức khỏe và tính mạng bị đe dọa chỉ vì tin vào phương pháp chữa bệnh dùng nước... ion kiềm thay vì dùng thuốc. Dù đã có nhiều bài viết cảnh báo, nhưng không ít bệnh nhân vẫn mù quáng tin theo phương pháp chữa bệnh này.
Phòng ngừa ung thư vú tái phát

Phòng ngừa ung thư vú tái phát

(PNTĐ) - Có tới 20 - 30% trường hợp ung thư vú tái phát bệnh vào một thời điểm nào đó sau điều trị lần đầu. Tuy nhiên, người bệnh có thể tự mình phòng ngừa ung thư vú tái phát bằng một số phương pháp đơn giản.