Bỏng điện, nam bệnh nhân hoại tử bàn ngón tay trái

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nam bệnh nhân tên H.T.B (41 tuổi, trú tại Gia Lâm, Hà Nội), nhập viện ngày 20/02 với tình trạng hoại tử da khô, chảy dịch mủ hôi ngón IV, V bàn tay (T).

Khai thác tiền sử bệnh, bệnh nhân cho biết cách vào viện khoảng hơn 1 tháng, khi đang sửa bình nóng lạnh thì không may bị điện giật. Ngay sau tai nạn, bệnh nhân bất tỉnh, được đưa đi cấp cứu ngay tại cơ sở y tế gần nhất để cứu sống và điều trị các tổn thương cơ quan do điện giật gây ra, trong đó có những vết thương ở bàn ngón tay (T).

Lúc đầu, tổn thương tay chỉ là những vết thương khuyết da kích thước nhỏ ngón IV, V đơn thuần. Càng ngày, hai ngón tay càng tím tái, chảy dịch, co cứng tăng lên, không vận động được. Bệnh nhân sau tai nạn điện giật hơn 20 ngày, mới chịu đi khám tay tại nhiều bệnh viện. Ở đây, các BS đều nhận định đây là tình trạng tổn thương rất phức tạp do điện giật, nguy cơ cao không giữ được các ngón tay.

Bỏng điện, nam bệnh nhân hoại tử bàn ngón tay trái - ảnh 1
Ths.Bs.Phạm Duy Linh - Khoa Phẫu thuật Tạo hình - BVĐK Đức Giang khám cho bệnh nhân

Tại khoa Phẫu thuật tạo hình - BVĐK Đức Giang, qua thăm khám cho thấy đây là một trường hợp rất khó. Tổn thương hoại tử khô toàn bộ mặt gan ngón V, một phần gan ngón IV, kẽ ngón IV-V bàn tay (T). Tổn thương không đi kèm tổn thương xương, nhưng lại bị co kéo, chảy dịch mủ hôi, đau nhức nhiều dẫn đến mất vận động ngón V, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống.

Sau khi hội chẩn chuyên môn với các chuyên khoa và làm các xét nghiệm cận lâm sàng chuyên sâu. Nhận thấy đây là một trường hợp tổn thương rất phức tạp do địện giật, hoại tử ngón tay, lại đang có nhiễm trùng tổ chức nặng. Với tình trạng này, tỷ lệ ngón tay giữ lại được không cao. Sau khi giải thích, trao đổi với bệnh nhân và người nhà. BN là một lái xe bus, nên rất mong muốn được giữ lại ngón tay để đủ điều kiện tiếp tục làm công việc của mình.

Với quyết tâm, sự cố gắng hết sức giúp đỡ người bệnh, các BS đã quyết định tiến hành hai thì phẫu thuật. Thì đầu tiên, cắt lọc làm sạch tổ chức hoại tử nhiễm trùng, cấy khuẩn làm kháng sinh đồ, cố gắng bảo tồn tối đa các tổ chức, kết hợp biện pháp hút áp lực âm (VAC). Mục đích lần này giúp liền vết thương tốt hơn, phục hồi một phần tổ chức.

Sau khoảng hơn 2 tuần điều trị, bệnh nhân được phẫu thuật thì hai, sử dụng kỹ thuật chuyên sâu chuyển vạt da vùng gan bàn tay, giúp tái tạo, che phủ tổn khuyết của ngón. Đây là một kỹ thuật khó, đòi hỏi kỹ thuật cao, tuy nhiên lại giúp bệnh nhân hồi phục một cách tối đa nhất cả về mặt liền thương, một phần chức năng vận động các ngón tay và thẩm mỹ.

Theo Ths.Bs.Phạm Duy Linh - Khoa Phẫu thuật Tạo hình - BVĐK Đức Giang: “Sau phẫu thuật, để đạt được hiệu quả mong muốn, người bệnh cần đặc biệt tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ. Cần theo dõi, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, chăm sóc vệ sinh vết mổ đúng cách giúp vạt da sống tốt, lành nhanh, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Bệnh nhân sẽ cần thường xuyên tái khám, cần một vài chỉnh sửa nhỏ nữa  để giúp ngón tay hồi phục dần dần về vận động và đảm bảo về mặt thẩm mỹ.

Tổn thương do điện giật thường rất phức tạp. Chính vì thế, chúng ta cần có những bước xử lý cấp cứu ban đầu nhanh chóng và chính xác để giúp bệnh nhân bảo toàn tính mạng, sau đó là hạn chế tối đa những tổn thương, biến chứng nặng nề có thể xảy ra.

Hiện nay, khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện đa khoa Đức Giang vẫn đang thu dung, giúp đỡ ngày càng nhiều những BN không may bị bỏng hoặc điều trị những di chứng sau bỏng … Đội ngũ y bác sỹ chúng tôi vẫn không ngừng trau dồi chuyên môn, cập nhật các kỹ thuật, phương tiện phẫu thuật mới nhằm điều trị tốt nhất cho bệnh nhân!".

Tin cùng chuyên mục

Liên tiếp 3 trẻ đuối nước nghiêm trọng: Cảnh báo khi mùa hè đang đến gần

Liên tiếp 3 trẻ đuối nước nghiêm trọng: Cảnh báo khi mùa hè đang đến gần

(PNTĐ) - Dù mới bước vào đầu hè, nhưng chỉ trong 3 ngày cuối tuần vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận 3 bệnh nhi đuối nước nghiêm trọng, nguy kịch tính mạng. Đuối nước ở trẻ em thường là hậu quả do sự hiếu động của trẻ nhỏ, sự bất cẩn của người lớn khi trông trẻ và hệ thống sông ngòi, ao hồ, bể bơi... chưa đảm bảo điều kiện an toàn.
Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.