Cách thở yoga chống mệt mỏi trong mùa hè

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ấn Độ là đất nước nổi tiếng với phương pháp luyện Yoga tăng cường thể lực. Một số phương pháp thở Yoga có thể giúp cơ thể chịu nóng tốt hơn, và loại trừ mệt mỏi, căng thẳng trong mùa Hè.

Sheetkari Prayama
Tư thế ngồi thoải mái, hai chân bắt chéo nhau; đầu, cổ, lưng thẳng nhau; hai tay đặt nhẹ nhàng lên đùi, bàn tay nọ đặt lên bàn tay kia phía trước bụng. Nhắm mắt nhẹ nhàng và tập trung ý nghĩ vào hơi thở.

Khi hít vào bụng giãn ra và co lại khi thở ra. Lưỡi cong lên để đầu lưỡi chạm nhẹ nhàng phía trong lợi của hàm trên; ngậm miệng lại để hai hàm răng chạm nhau.

Tiếp đó hít vào từ từ và thầm đếm từ 1 tới 4; bụng nở ra. Mím môi lại, đầu cúi xuống phía trước sao cho cằm chạm vào phần trên của ngực.

Nín thở trong thời gian thầm đếm từ 1 tới 16. Tới đây từ từ ngẩng cổ lên đưa đầu trở lại vị trí ban đầu, thở ra qua hai lỗ mũi trong thời gian đếm từ 1 đến 8; bụng xẹp xuống. Làm như vậy khoảng 15-20 lần.

Cách thở yoga chống mệt mỏi trong mùa hè - ảnh 1

Sheettali Prayama

Tư thế ngồi như trên. Nhắm mắt nhẹ nhàng và tập trung ý nghĩ vào hơi thở. Khi hít vào bụng giãn ra và co lại khi thở ra. Lưỡi thè ra và cuộn sang hai bên như thể tạo ra một đường ống thông khí.

Tiếp đó hít vào từ từ (thầm đếm từ 1 đến 4) trong khi lưỡi tiếp tục hoạt động, bụng căng lên. Ngậm miệng lại, cúi đầu xuống phía trước sao cho cằm chạm vào ngực. Giữ hơi thở (đếm từ 1 đến 16).

Tiếp đó ngẩng cổ lên đưa đầu trở về vị trí cũ, thở ra đếm tới số 8, bụng co lại. Thở như vậy khoảng 15-20 lần.

Kag Prayama

Tư thế ngồi như trên. Nhắm mắt nhẹ nhàng và tập trung ý nghĩ vào hơi thở. Khi hít vào bụng giãn ra và co lại khi thở ra. Miệng chúm lại như thể khi huýt sáo, lưỡi ép xuống hàm dưới. Giữ nguyên tư thế này và hít vào (thầm đếm từ 1 tới 4 ).

Ngậm miệng lại, cúi đầu xuống phía trước sao cho cằm chạm vào ngực. Nín thở (đếm từ 1 đến 16).

Tiếp đó, chậm rãi ngẩng đầu lên trở về vị trí thẳng như cũ, thở ra, thầm đếm từ 1 tới 8, bụng xẹp trở lại. Thở như vậy ít nhất 15-20 làn.

Cách thở yoga chống mệt mỏi trong mùa hè - ảnh 2

Chandra Bhedi Prayama

Tư thế ngồi như trong các cách thở trên, khi hít vào bụng phồng lên và khi thở ra bụng xẹp xuống.

Tay trái giữ nguyên trước bụng hoặc đặt lên đùi sát đầu gối, tay phải giơ lên (để ba ngón là ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón cái chụm đầu nhau, ngón trỏ và ngón út duỗi thẳng).

Dùng ngón cái ép chặt vào lỗ mũi phải và thở ra mạnh hết một hơi qua lỗ mũi trái, đây là nhịp thở dạo đầu. Tiếp đó hít vào qua lỗ mũi trái (đếm thầm từ 1 đến 4); dùng cả ba ngón cái, giữa và ngón đeo nhẫn bịt cả hai lỗ mũi lại; cúi đầu xuống phía trước sao cho cằm chạm vào ngực, nín thở trong khoảng thời gian thầm đếm từ 1 đến 16.

Sau đó từ từ ngẩng đầu trở về vị trí ban đầu; dùng ngón cái ép lỗ mũi trái và thở ra qua lỗ mũi phải, kết thúc một chu kỳ thở Chandra Bhedi Prayama. Bắt đầu chu kỳ hai lại ép lỗ mũi phải và hít vào qua lỗ mũi trái lại từ đầu. Thở khoảng từ 15 đến 20 lần như vậy.

Theo các chuyên gia Yoga, những người mới luyện thở trong 2-3 tháng đầu nên rút ngắn các giai đoạn trong một chu kỳ thở theo tỷ lệ (1-4-2), nghĩa là hít vào một nhịp, nín thở 4 nhịp và thở ra 2 nhịp. Trong những ngày đầu luyện tập nên bỏ qua giai đoạn nín hơi, hít vào thở ra theo tỷ lệ thời gian (1-2).

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo những người mắc bệnh tim hoặc hen suyễn không nên thực hành giai đoạn nín thở.

Tin cùng chuyên mục

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).