Cảnh báo virus cúm mới mùa đông

Chia sẻ

PNTĐ-Thời tiết đang trong giai đoạn chuyển sang đông, nhiều hôm ban ngày nắng ấm, ban đêm thật lạnh. Nhiệt độ thay đổi khiến nhiều người già, em nhỏ bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

 
Cảnh báo virus cúm mới mùa đông  - ảnh 1
Những người mắc đái tháo đường, phụ nữ mang thai…
cần chủ động tiêm phòng bệnh cúm
 
Lo ngại vi rút cúm biến đổi gen
 
Theo PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), hiện nay đang là thời điểm sang mùa đông, thuận lợi cho virus cúm phát triển, lây lan. Cúm mùa là bệnh rất phổ thông trong cộng đồng, tuy nhiên không nên chủ quan bởi cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A (H3N2), cúm A (H1N1), cúm B và cúm C. Các loại cúm này có nguy cơ lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.
 
Điều mà các chuyên gia lưu ý là cúm tưởng như là một bệnh đơn giản nhưng lại có nhiều biến chứng nguy hiểm. Diễn biến bệnh thông thường nhẹ và hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... bệnh có thể diễn tiến trầm trọng, dễ gây biến chứng, nhất là đối với các trường hợp bội nhiễm. Theo lãnh đạo khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), thời gian gần đây có một tỉ lệ nhất định liên quan đến sự biến đổi về gen của các loại virus cúm mới xuất hiện.
 
Vị lãnh đạo khoa Hồi sức tích cực nhấn mạnh, trong đó đặc biệt phải kể đến các loại cúm A như cúm A/H5N1, A/H1N1 có liên quan đến sự di chuyển của virus cúm. Những chủng virus cúm này lẽ ra gây bệnh trên động vật nhưng đến giờ lại lây sang người, trong khi con người chưa có sự chống đỡ với nó, khiến phổi bị phá hủy rất nhiều, đồng thời gây ra suy đa tạng. Ví dụ, với cúm A/H5N1 cho đến năm 2005, thống kê tỉ lệ tử vong trên thế giới vẫn rất cao, khoảng 80% trong các trường hợp nặng. Do đó, khi nói đến cúm A/H5N1 suy hô hấp phải thở máy thì những trường hợp đó tỉ lệ tử vong rất cao. Tương tự với cúm A/H1N1 cũng vậy.

Nên chủ động tiêm phòng
 
Hiện nay mạng lưới xét nghiệm y tế công cộng toàn cầu do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đứng đầu, bao gồm 143 Trung tâm Giám sát cúm quốc gia đã được đặt tại trên 113 nước thành viên của WHO và các Trung tâm Giám sát cúm vùng, nhằm giám sát chủng virus cúm lưu hành cũng như những biến đổi gien có nguy cơ ảnh hưởng lớn sức khỏe con người, đặc biệt là các chủng cúm có xu hướng lây lan.
 
Tại nước ta, hiện có hai Trung tâm Giám sát cúm quốc gia đặt tại Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Hà Nội) tham gia mạng lưới giám sát toàn cầu này. Nước ta đang tiến hành giám sát virus cúm trên các bệnh nhân viêm phổi nặng nghi do virus; nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng và hội chứng cúm nhằm có đánh giá, cảnh báo và đáp ứng kịp thời hoạt động phòng chống dịch bệnh đồng thời theo dõi sự biến đổi của virus và cung cấp các chủng virus cúm đang lưu hành cho Tổ chức Y tế thế giới. Dù được biết, đến thời điểm này chưa có nhiều về sự thay đổi đáng kể của virus cúm, tuy nhiên, các chuyên gia y tế lo ngại trước sự đa dạng về sự tái tổ hợp hình thành virus cúm nhanh và nhiều như hiện nay trên gia cầm và chim hoang dã, có nguy cơ tạo ra chủng virus cúm mới.
 
Cảm cúm rất hay gặp trong mùa đông, với các triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau mỏi người... Phòng ngừa bệnh cúm là vấn đề vô cùng khó, vì bệnh chủ yếu lây qua đường thở, mà con người không thể sống mà không thở. Trong khi đó, do nhu cầu học tập, làm việc, người dân phải đi lại hằng ngày, và một khi đến chỗ đông người thì chỉ cần một người trong số đó có các biểu hiện cúm, hắt hơi, virus cúm sẽ đi theo các giọt bắn nhỏ của nước bọt sang cũng có thể lây bệnh. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, những người bị cúm nên chủ động hạn chế đến chỗ đông người, có ý thức bảo vệ sức khỏe cho những người xung quanh bằng việc đeo khẩu trang đúng quy cách.
 
Với những người chưa mắc cúm, nếu thấy có các triệu chứng nặng như: sốt cao liên tục, ho, khó thở... thì cần phải đến bệnh viện ngay để khám và chữa trị kịp thời, tránh lây lan cho cộng đồng. Với các đối tượng mắc bệnh đái tháo đường, hoặc người có dùng thuốc ức chế miễn dịch… cần lưu ý chủ động tiêm phòng cúm. Bởi, các tác dụng của tiêm phòng virus cúm cho những người bệnh phổi mạn tính, những người già yếu, người mắc đái tháo đường, hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch, với phụ nữ mang thai vẫn rất hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh cúm.

Vinh Hải

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.