Cảnh giác hội chứng tim sau kỳ nghỉ

Chia sẻ

PNTĐ-Theo các chuyên gia y tế, đằng sau mỗi kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người sử dụng nhiều rượu bia, đã dẫn đến mắc bệnh lý tim mạch cao hơn mọi ngày thường.

 
Giới bác sĩ vẫn gọi đây là những bệnh nhân do “Hội chứng tim sau kỳ nghỉ lễ”.
 
Uống rượu gây hại cho tim
 
Theo TS, BS Phạm Như Hùng - Viện Tim mạch Việt Nam, hội chứng tim sau kỳ nghỉ được các chuyên gia tim mạch mô tả: Nó được xác định trên những bệnh nhân uống rượu nhiều mà trước đó không có bằng chứng bệnh lý tim mạch vào viện vì những rối loạn nhịp cấp tính và thường gặp nhất là tim nhanh trên thất.
 
Tiến sĩ Như Hùng cho rằng, nghỉ lễ là dịp chúng ta tiêu thụ rượu nhiều nhất trong năm. Hội chứng tim sau kỳ nghỉ lễ được cho là những rối loạn nhịp sau khi sử dụng rượu, đặc biệt là tim nhanh trên thất ở những người trước đó có trái tim hoàn toàn khỏe mạnh. Hệ quả này được cho là tương tự như khi dùng cần sa.
 
Phần lớn rối loạn nhịp này là cơn rung nhĩ. Cơn này thường sẽ tái lập lại nhịp xoang sau 24 giờ. Dù hội chứng này thường hay tái phát lại, nhưng diễn biến lâm sàng của nó thường là lành tính và điều trị thuốc chống loạn nhịp cho những bệnh nhân này nhiều khi không cần thiết. Có một điều chúng ta cũng nên lưu ý là có một số bệnh nhân chỉ cần uống một chút ít rượu cũng có thể gây nên cơn rung nhĩ kịch phát. Nhưng, điều này thường xảy ra hơn ở người uống nhiều rượu.
 
“Có một số cơ chế giải thích rượu có thể gây rối loạn nhịp tim. Rượu làm tăng bài tiết epinephrine và norepinephrine, tăng cung lượng giao cảm, tăng nồng độ axit béo tự do trong huyết tương và tác dụng gián tiếp qua acetaldehyde, là gốc chuyển hóa của rượu hay axít béo”, ông cho biết.
 
Một số nghiên cứu của chuyên gia tim mạch trên thế giới cũng cho thấy, bằng việc so sánh ảnh chụp tim của người không uống rượu và người uống “điều độ”, các nhà nghiên cứu khẳng định uống rượu thường xuyên vẫn có thể gây tổn hại đến cơ quan này. Nhiều bằng chứng trước đây đã khẳng định việc sử dụng quá nhiều rượu làm tăng nguy cơ phát triển nhịp tim không đều.
 
Đến nay, các nhà khoa học đã chứng minh được chỉ hai ly rượu vang mỗi ngày cũng đủ để làm tổn hại các tín hiệu điện điều khiển nhịp tim. Theo các chuyên gia Australia, lượng rượu bia đưa vào cơ thể là một trong những nhân tố chính gây ra chứng rung tâm nhĩ - một dạng rối loạn nhịp tim. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ và suy tim. Điều đó có nghĩa thói quen uống rượu bia sẽ kéo theo những vấn đề về tim trong tương lai.
 
Những bức ảnh trong một nghiên cứu được các bác sĩ tại bệnh viện Alfred (Melbourne - Australia) chụp lại và đã cho thấy khả năng truyền điện qua tâm nhĩ - nơi máu đi vào tim. Tất cả 75 người tình nguyện tham gia khảo sát đều bị rung nhĩ và được chia thành 3 loại dựa trên mức độ say rượu của họ. Hình ảnh nghiên cứu cho thấy tim của người không uống rượu hoàn toàn có màu hồng, thể hiện các mô khỏe mạnh và tín hiệu điện có thể truyền qua với cường độ tốt. Trong khi đó, tim của những người uống được cho là điều độ lại có những vết sẹo lớn thể hiện bằng màu xanh lá cây, nơi tín hiệu điện truyền yếu hơn.
 
Lời khuyên thầy thuốc
 
Để không ảnh hưởng đến tim, tiêu chí về một người uống rượu “điều độ” trong nghiên cứu của các chuyên gia bệnh viện Alfred (Melbourne - Australia) nói trên, là những người uống có cồn từ 8-21 lần mỗi tuần - trung bình mỗi người uống 14 lần. Tuy nhiên, con số 14 này cao hơn nhiều so với giới hạn rượu bia được khuyến nghị là 14 đơn vị cồn, tương đương với 9 ly rượu vang hoặc 7 cốc bia.
 
TS, BS Phạm Như Hùng cho rằng, thông thường, tất cả các loại loạn nhịp đều mất đi khoảng 24 giờ sau khi ngừng uống rượu, bia, cơ thể được cung cấp đầy đủ nước, các chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hoàn toàn. Chính vì vậy, cách phòng tránh tốt nhất là tránh say xỉn trong những ngày này. Các biện pháp tiếp theo là bổ sung dinh dưỡng đầy đủ (bao gồm các vitamin, đặc biệt là vitamin B1, vitamin B12... các chất điện giải và các yếu tố vi lượng). Uống đủ nước, không hoạt động thể chất quá sức, dành nhiều thời gian thư giãn cũng góp phần làm giảm tỷ lệ loạn nhịp tim.
 
 
Bình Minh

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.