Chiến binh "blouse trắng" và những nhiệm vụ song hành

Chia sẻ

Cùng bệnh nhân COVID-19 chiến đấu, chiến thắng kẻ thù là sứ mệnh, trách nhiệm của những chiến binh “blouse trắng”, nhưng đó không phải là một nhiệm vụ duy nhất mà họ phải đảm đương lúc này, bởi vẫn còn nhiều những công việc có tên hoặc không tên trong hành trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân.

 

 

Trong Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP. HCM. Ảnh: Hải AnTrong Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP. HCM. Ảnh: Hải An

Hơn 35.000 bệnh nhân đang điều trị

Trước áp lực số bệnh nhân COVID-19 không ngừng gia tăng tại TP.HCM, công tác điều trị đang được tập trung với sự quyết tâm cao độ trên tất cả các mặt trận điều trị: từ các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị bệnh nhân không triệu chứng, cho đến các bệnh viện tầng 2 và 3 trong “mô hình điều trị tháp 3 tầng”, nơi tiếp nhận và điều trị cho những bệnh nhân nặng, nguy kịch.

Theo chia sẻ từ BSCKII Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, công tác điều trị tại TP.HCM có nhiều tiến triển tích cực, dự kiến số bệnh nhân xuất viện thời gian tới sẽ khoảng 1.000 người/ngày; hiện hơn 35.000 bệnh nhân đang được điều trị và ngành Y tế TP cũng đã chuẩn bị sẵn sàng 59.000 giường để đáp ứng nhu cầu thu dung điều trị cho các bệnh nhân COVID-19.

Theo cách tính thông thường từ các chuyên gia quản trị bệnh viện, với mỗi 1.000 giường bệnh cần tương đương khoảng 2.000 nhân sự, thì với con số hơn 35.000 bệnh nhân đang được điều trị hiện nay sẽ cần một con số nhân lực khổng lồ có thể lên đến 70.000 người. Đó là chưa kể các trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch thì trung bình 1 bệnh nhân sẽ cần từ 3 nhân viên y tế trở lên để tham gia chăm sóc, điều trị.

Để đảm bảo nhân sự phục vụ cho công tác điều trị tại TP.HCM, ngành Y tế TP đã huy động tổng lực nguồn nhân lực từ nhiều đơn vị, bệnh viện; song song đó là nguồn nhân lực được hỗ trợ từ các bệnh viện trực thuộc Trung ương đóng trên địa bàn TP.HCM như BV Chợ Rẫy, BV Răng Hàm Mặt Trung ương, BV Thống Nhất, BV Quân Y 175… Thêm vào đó là lực lượng chi viện từ nhiều đơn vị, bệnh viện thuộc nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Về vấn đề nguồn nhân lực phục vụ cho công tác điều trị, TS. BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy kiêm Giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19 từng chia sẻ, để đưa vào hoạt động ngay một bệnh viện hồi sức với quy mô 1.000 giường là điều không thể. Do đó, bệnh viện sẽ tiến hành nâng cao khả năng tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch theo từng giai đoạn. Ở giai đoạn đầu bên cạnh hơn 650 nhân sự đang phục vụ tại bệnh viện (đến từ 10 bệnh viện, địa phương khác nhau), BV đã yêu cầu hỗ trợ nhân lực từ Sở Y tế TP.HCM; Ở giai đoạn tiếp theo, BV đã có công văn đề nghị Bộ Y tế chi viện nhân lực.

Và những nhiệm vụ song hành

Bên cạnh việc tập trung tổng lực công tác điều trị cho bệnh nhân COVID-19, ngành Y tế vẫn phải đảm nhiệm các nhiệm vụ song hành trong công tác phòng chống dịch cũng như công tác chăm sóc sức khỏe thường nhật của người dân.

Chia sẻ cùng phóng viên, PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, ngoài lực lượng khoảng 300 bác sĩ, điều dưỡng, hồi sức, kỹ thuật viên tham gia chi viện tại 8 bệnh viện trong hệ thống tháp 3 tầng của TP.HCM, nhân lực của bệnh viện còn tham gia vào nhiều công tác khác như lấy mẫu xét nghiệm, tổ chức 15 đội tiêm vắc xin phòng COVID-19, 4 xe cấp cứu phục vụ công tác tiêm chủng… Đồng thời nhân sự y tế vẫn phải đảm bảo phục vụ công tác khám chữa bệnh nội trú, ứng trực cấp cứu tại bệnh viện.

Để đồng thời đảm trách nhiều chức năng nhiệm vụ đó không chỉ đòi hỏi các bác sĩ có trình độ chuyên môn, tinh thần làm việc cao độ, không quản ngại khó khăn, mà còn đòi hỏi một trái tim đong đầy nhiệt huyết.

PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc chia sẻ, nhiều trường hợp nhân viên bệnh viện sẵn sàng xung phong vào tuyến đầu, khu vực cách ly phong tỏa để đồng hành cùng bệnh nhân, tham gia công tác chăm sóc, điều trị cũng như động viên tinh thần cho người bệnh và thân nhân của họ.

“Bác sĩ Đặng Minh Hiệu sau những ngày xung phong vào tâm dịch Bắc Giang khi trở về đã tiếp tục tham gia công tác điều trị COVID-19 tại Củ Chi, và vừa qua một lần nữa BS Hiệu đã viết thư xin xung phong tham gia chống dịch” – PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Bắc chia sẻ thêm.

Cuộc chiến chống dịch COVID-19 có thể còn dài, những chiến sĩ “Blouse trắng” vẫn sẽ tiếp tục xông pha trong cuộc chiến chống dịch để cùng bệnh nhân chiến đấu và chiến thắng vì như một bác sĩ nhiều lần tham gia vào cuộc chiến đã từng nói; “Bệnh nhân còn đó, không cho phép mình bỏ cuộc” và “Niềm hạnh phúc lớn nhất, động lực lớn nhất của bác sĩ là sự hồi phục của bệnh nhân”.

Và sau lưng những bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch là những đồng đội nơi hậu phương sẵn sàng choàng gánh công việc điều trị tại các bệnh viện hậu phương lên gấp đôi, gấp ba để các đồng đội nơi “tiền phương” an tâm chống dịch.

KHÔI NGUYỄN

 

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.