Chớ nhầm lẫn sần ghẻ với tổn thương “sùi mào gà“

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Vừa qua, khoa Điều trị bệnh da Nam giới - Bệnh viện Da liễu Trung Ương vừa tiếp nhận trường hợp nam bệnh nhân nam (42 tuổi) bị chẩn đoán nhầm tổn thương sẩn ghẻ ở vùng sinh dục với tổn thương sùi mào gà, điều trị đốt tổn thương và phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Theo lời bệnh nhân kể, tổn thương diễn biến 1 tháng nay. Ban đầu bệnh nhân xuất hiện sẩn đỏ ở vùng da bao quy đầu kèm theo ngứa nhiều về đêm. Bệnh nhân đã đi khám ở phòng khám tư tại Bắc Giang, chẩn đoán sùi mào gà, điều trị đốt tổn thương, phẫu thuật cắt bao quy đầu và sử dụng thuốc kháng sinh tiêm, bôi tại chỗ.

Sau điều trị 10 ngày tại phòng khám tư, tổn thương của bệnh nhân không đỡ, xuất hiện thêm các sẩn mới ở thân dương vật kèm sẩn đỏ rải rác ở tay, chân, thân mình, ngứa nhiều tại tổn thương. Bệnh nhân đã đi khám tại bệnh viện Da liễu trung ương.

Chớ nhầm lẫn sần ghẻ với tổn thương “sùi mào gà“ - ảnh 1
Hình ảnh kí sinh trùng Ghẻ trên Dermoscopy

Qua thăm khám, các bác sĩ đã phát hiện tổn thương điển hình của bệnh ghẻ, cho bệnh nhân làm xét nghiệm chụp da bằng máy Dermoscopy phát hiện kí sinh trùng ghẻ ở vùng sinh dục, xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục âm tính. Ngoài ra ghi nhận trong gia đình bệnh nhân có vợ và con cũng có triệu chứng tương tự. Bệnh nhân đã được điều trị theo phác đồ ghẻ, tổn thương cải thiện và được tư vấn khám và điều trị cho cả gia đình.

BS.CKII. Đào Hữu Ghi - Trưởng khoa Điều trị bệnh da nam giới (BV Da liễu Trung ương) cho biết: Bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis gây ra. Đường lây truyền thường qua tiếp xúc bới da bị bệnh hoặc qua tiếp xúc với vật mang kí sinh trùng như quần áo, đồ dùng và đồ nội thất.

Bệnh ghẻ tuy không gây hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ nhưng nếu không được điều trị chu đáo bệnh sẽ gây ra các biến chứng như nhiễm trùng, chàm hoá, viêm cầu thận cấp…

BS.CKI Dương Thị Thúy Quỳnh - BS khoa Điều trị bệnh da nam giới (BV Da liễu Trung ương) thông tin thêm: Triệu chứng chính ban đầu của ghẻ là ngứa dữ dội, điển hình ngứa nhiều vào ban đêm, mặc dù thời gian không đặc hiệu với ghẻ.

Các tổn thương cơ bản thường thấy là: Mụn nước trên nền da lành, sắp xếp rải rác, riêng rẽ từng cái, thường ở vùng da mỏng như vùng kẽ giữa các ngón tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay, vú, quanh thắt lưng, rốn, kẽ mông, mặt trong đùi và bộ phận sinh dục. Ở vùng sinh dục thương tổn thường tròn, đường kính 5-7mm, ở giữa trợt da khá đặc biệt được gọi là săng ghẻ, dễ nhầm với săng giang mai.

Từ trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo: Người bệnh khi có nghi bị tổn thương ở vùng sinh dục cần đi khám các bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được điều trị đúng, kịp thời, tránh các hậu quả, tai biến do điều trị không đúng cách.

Tin cùng chuyên mục

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

(PNTĐ) - Cận thị đang trở thành một vấn nạn liên quan đến sức khỏe và kinh tế xã hội toàn cầu và là loại tật khúc xạ mắc phải phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ hè, các con càng dễ bị cận thị, tăng độ hoặc nhanh mỏi mắt khi đi học trở lại.
Tăng cường hợp tác, ứng dụng công nghệ mới trong y khoa

Tăng cường hợp tác, ứng dụng công nghệ mới trong y khoa

(PNTĐ) - Sáng 17/7/2024, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và công ty Fujifilm Việt Nam đã tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ; hợp tác triển khai các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là lĩnh vực nội soi tiêu hóa; tập trung nghiên cứu khoa học, trao đổi để tiếp cận công nghệ mới; thúc đẩy nghiên cứu phát triển những kỹ thuật mới đang được ứng dụng ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Châu Âu.
Hà Nội: Ghi nhận 11 ổ dịch sốt xuất huyết mới

Hà Nội: Ghi nhận 11 ổ dịch sốt xuất huyết mới

(PNTĐ) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/7 đến ngày 12/7) toàn thành phố ghi nhận 109 ca mắc sốt xuất huyết tại 20 quận, huyện; trong đó huyện Đan Phượng có số mắc cao với 43 ca. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, ghi nhận 1.166 ca mắc, 0 tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023 (990/0).