Chữa đau bụng ngày “đèn đỏ”

Chia sẻ
 
Tôi năm nay 28 tuổi, chưa có gia đình. Mỗi lần tới ngày “đèn đỏ”, tôi thường bị đau dữ dội vùng bụng dưới. Mong bác sĩ tư vấn giúp cách để giảm đau trong những ngày này.
 
Minh Nguyệt 
(Sóc Sơn, Hà Nội)
 
 
Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên của nữ giới kể từ khi bước vào tuổi dậy thì cho tới lúc mãn kinh. Tuy nhiên, nhiều khi kinh nguyệt lại gây ra cho chị em những cơn đau bụng dữ dội. Hiện tượng này thường bắt đầu khoảng thời gian trước, trong, sau kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng thường kéo dài ít nhất là 3 ngày. Cơn đau thường là ở khung chậu hoặc bụng dưới. Các triệu chứng khác có người bị đau âm ỉ, người lại đau dữ dội làm cho sắc mặt tái đi, chân tay lạnh, thậm chí có người đau quằn quại dẫn đến hôn mê.
 
Đau bụng kinh bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến một số nguyên nhân như sau: uống ít nước, ăn nhiều đồ lạnh, đồ có tính hàn, không giữ ấm bụng… trong kỳ kinh nguyệt; do vận động mạnh; ít vận động, ngồi một chỗ quá nhiều; do cổ tử cung quá hẹp khiến kinh nguyệt khó lưu thông ra ngoài; do đặt vòng tránh thai; do gen di truyền; do yếu tố nội tiết; tử cung co thắt không bình thường hoặc quá co thắt; những bất thường ở tử cung. Đặc biệt, đau bụng kinh còn có thể bắt nguồn từ một số bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, vị trí nội mạc tử cung không bình thường, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung…
 
Để giảm thiểu chứng đau bụng, bạn có thể áp dụng một số cách tự nhiên như: giữ ấm cho cơ thể đặc biệt là vùng bụng, có thể dùng nước ấm để chườm bụng dưới cho bớt đau, tránh vận động mạnh và có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống có cồn hoặc chất kích thích, kiêng đồ ăn lạnh cay trong kỳ hành kinh…
 
Đối với việc dùng thuốc bạn có thể sử dụng những loại thuốc chống viêm không có steroid, thuốc giảm đau hay thuốc tránh thai để hạn chế tình trạng mất máu và những cơn đau bụng trong chu kì kinh nguyệt. Thuốc giảm đau có ưu điểm là cắt cơn đau nhanh. Tuy nhiên, bạn không nên tự mua thuốc về uống mà hãy dùng theo đơn và hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.
 
 
ThS.BSCKII Nguyễn Công Định 
(Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.