Có thể xuất hiện thêm ổ dịch, nguồn lây chưa xác định

Chia sẻ

Tính từ ngày 27/4 tới nay, cả nước đã ghi nhận 458 trường hợp mắc Covid-19 do lây nhiễm trong cộng đồng tại 26 tỉnh/thành phố. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, đợt dịch lần thứ 4 này phức tạp hơn các đợt dịch trước với đa ổ dịch, đa nguồn lây, đa chủng (của Anh, Ấn Độ) và tốc độ lây nhiễm tăng cao hơn.

Chủng virus mới có tốc độ lây lan nhanh

Thực tế cho thấy, số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng của đợt dịch lần này gia tăng rất nhanh. Kỷ lục từ 6h-18h ngày 10/5, Bộ Y tế đã công bố 125 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 (nhiều người là F2) do lây nhiễm trong cộng đồng tại các tỉnh/ thành phố.

Đến thời điểm hiện tại, đã có 9 bệnh viện phải tạm thời phong tỏa, cách ly y tế, ngừng tiếp nhận bệnh nhân vì dịch Covid-19: BV Nhiệt đới TƯ cơ sở 2, BV K (cả 3 cơ sở), BV Quân y 105, BV Đa khoa khu vực Phúc Yên, BV Phong và Da liễu Quỳnh Lập (Nghệ An), BV Phổi Lạng Sơn, BV Đa khoa tỉnh Thái Bình, BV Đa khoa Hoàn Mỹ (Đà Nẵng), BV Đa khoa Medlatec (cơ sở Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội).

Riêng tại Hà Nội, từ ngày 29/4 đến ngày 10/5, thành phố đã ghi nhận 71 bệnh nhân Covid-19 trong cộng đồng tại 13 quận/huyện: Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Sóc Sơn, Thường Tín, Hà Đông, Sơn Tây, Phúc Thọ, Ba Đình, Ba Vì, Gia Lâm, Thanh Xuân, Thanh Oai, Hai Bà Trưng.

Đáng nói, chùm ca bệnh liên quan đến 2 bệnh viện lớn như BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở Đông Anh), BV K (cơ sở Tân Triều) với hàng ngàn người liên quan từ nhiều tỉnh/thành trên cả nước… hiện vẫn chưa xác định được nguồn lây, khiến công tác truy vết, kiểm soát dịch khó khăn gấp nhiều lần.

Từ các trường hợp như chuyên gia Ấn Độ tại tòa Park 10 (KĐT Time City, Hà Nội), bệnh nhân ở Hà Nam phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 sau khi kết thúc 14 ngày cách ly tập trung, trước đó âm tính 2-3 lần… còn cho thấy sự phức tạp của đợt dịch lần này khi thời gian ủ bệnh của virus gây Covid-19 có thể kéo dài; nhiều người thậm chí không có biểu hiện lâm sàng hoặc chỉ ho nhẹ.

“Chưa kể, chủng virus được tìm thấy ở một số trường hợp mắc có tốc độ lây lan rất nhanh, khiến diễn biến dịch phức tạp với chiều hướng khó khăn hơn các đợt dịch trước, có thể xuất hiện thêm ổ dịch, nguồn lây chưa biết, chưa kiểm soát được. Như lời Thủ tướng Chính phủ từng nói: “Một người lơ là, cả xã hội vất vả”. Bởi vậy, các địa phương phải đặt trong trạng thái không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Lực lượng chức năng phun khử khuẩn phòng dịch Covid-19 tại bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Ảnh: Hoàng AnhLực lượng chức năng phun khử khuẩn phòng dịch Covid-19 tại bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Ảnh: Hoàng Anh

Cần sự phối hợp tuyệt đối của người dân

Có thể thấy rõ, từng ngày, từng giờ… nhiều địa phương trên cả nước liên tục thông tin cập nhật số ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong cộng đồng gia tăng, hay gửi đi thông báo truy vết người có liên quan tới trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người.

Đối phó với dịch bệnh, cùng với thực hiện giãn cách, phong tỏa khu vực có ca Covid-19, các địa phương trên cả nước đã nhanh chóng tái kích hoạt Tổ Covid-19 cộng đồng, phối hợp với y tế cơ sở “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để truy vết, xét nghiệm những trường hợp có liên quan ca bệnh.

Các bệnh viện cũng đồng loạt thực hiện theo chỉ đạo mới nhất của Bộ Y tế: Tổ chức cách ly, phân luồng bệnh nhân và đặc biệt coi các bệnh nhân đến đều là F0 để có các biện pháp phòng tránh phù hợp. Tất cả các bệnh nhân đến đều được sàng lọc và khai báo y tế. Song song với đó, tổ chức sàng lọc xét nghiệm cho tất cả các nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ở các khu vực có dịch trong cộng đồng.

Với các bệnh viện ở khu vực chưa có dịch trong cộng đồng thì định kỳ 3 ngày/tuần phải xét nghiệm cho các bác sĩ tuyến đầu như ở phòng khám bệnh, khoa hồi sức tích cực, thận nhân tạo và các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong khu vực này.

Đồng thời, các bệnh viện đều hạn chế tối đa người nhà, người thân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để bảo vệ sự an toàn của cơ sở y tế, của bệnh nhân và người nhà người bệnh trước làn sóng mới của dịch Covid-19 có thể tràn vào các bệnh viện bất cứ lúc nào.

Rõ ràng, dịch Covid-19 có thể xâm nhập vào bất kỳ đâu, bất cứ ai nếu chúng ta không chủ động và nghiêm túc tuân thủ các chỉ đạo phòng dịch của Chính phủ, cơ quan y tế. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, mỗi người cần có trách nhiệm với chính mình, với cộng đồng, xã hội bằng cách thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế… để phòng chống dịch Covid-19. Đồng thời, người dân cần tuyệt đối phối hợp với ngành y tế, cơ sở khám chữa bệnh để ngăn chặn làn sóng Covid-19 tấn công các bệnh viện.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.