Đã có hơn 9.000 người mắc COVID-19 tại BV Dã chiến số 1 TP Hồ Chí Minh được xuất viện

Chia sẻ

Sáng 9/8, lãnh đạo Bệnh viện Dã chiến số 1 TP.HCM cho biết, đã có hơn 9.000 người mắc COVID-19 được bệnh viện này cho xuất viện.

Một người từng mắc COVID-19 làm thủ tục xuất viện.Một người từng mắc COVID-19 làm thủ tục xuất viện. (Ảnh: BYT)

BS Nguyễn Thành Tâm, Trưởng phòng Kế hoạch Bệnh viện Dã chiến số 1 TP.HCM cho biết: “Tính từ 26/6 đến nay, Bệnh viện có tổng 11.700 ca nhập viện. Sáng 9/8, đã có tổng cộng hơn 9.000 ca được xuất viện, dự kiến chiều cùng ngày thêm 300 trường hợp nữa sẽ được ra viện”.

“Bệnh viện Dã chiến số 1 Tp.HCM đã đi vào hoạt động được hơn một tháng, số lượng bệnh nhân COVID-19 nhập viện khá lớn, nhưng đã có hơn 9.000 người được xuất viện trở về với gia đình. Đây là điều rất đáng mừng đối với tập thể y bác sĩ, nhân viên y tế tại Bệnh viện Dã chiến số 1. Mặc dù số ca chuyển nặng tăng cao nhưng chúng tôi vẫn cố gắng điều trị, xử lý ổn thỏa. Hy vọng trong thời gian tới, số bệnh nhân được xuất viện ngày càng tăng cao”, BS Tâm chia sẻ.

Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 1 đi vào hoạt động từ 26/6, có quy mô 4.500 giường đặt tại ký túc xá của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM.

Bệnh viện Dã chiến số 1 là loại hình cơ sở thu dung điều trị F0 ở tầng 2 theo mô hình “tháp 5 tầng”. Trong đó, tầng 1 cách ly tạm thời ca test nhanh dương tính, chờ kết quả PCR. Tầng 2 tiếp nhận F0 không triệu chứng, nhẹ. Tầng 3 là F0 có triệu chứng. Tầng 4 điều trị F0 có bệnh nền hoặc bệnh lý nền nặng, nguy kịch. Tầng 5 điều trị bệnh nhân có nặng, nguy kịch.

Trước đó, Sở Y tế TP.HCM đã triển khai thí điểm rút ngắn thời gian điều trị F0 không triệu chứng tại bệnh viện. F0 xét nghiệm RT-PCR ngày 10 có kết quả âm tính hoặc còn dương tính nhưng tải lượng virus thấp sẽ chuyển về cách ly tại nhà nếu đảm bảo điều kiện an toàn, phòng chống lây nhiễm. F0 tiếp tục xét nghiệm RT-PCR tại nhà vào ngày thứ 14 và 21.

DIỄM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Sử dụng thuốc bổ để nâng cao sức khoẻ  sinh sản, nên hay không?

Sử dụng thuốc bổ để nâng cao sức khoẻ sinh sản, nên hay không?

(PNTĐ) - Nhiều cặp đôi thường bị ảnh hưởng bởi những lời khuyên từ bạn bè, người thân hoặc thông tin trên mạng xã hội về việc sử dụng các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng cho đến thuốc đông y, với mong muốn “bổ trứng”, “cường tinh trùng” hoặc “dễ đậu thai”. Nhưng liệu uống thuốc có thực sự hiệu quả và an toàn?
Tiền ung thư cổ tử cung và những dấu hiệu cần lưu ý

Tiền ung thư cổ tử cung và những dấu hiệu cần lưu ý

(PNTĐ) - Tiền ung thư cổ tử cung là giai đoạn các tế bào biểu mô bất thường chỉ mới vừa xuất hiện trong cổ tử cung, nhưng chưa xâm lấn sâu. Phát hiện sớm các tổn thương trong giai đoạn này là tiền đề cho việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả, ngăn chặn nguy cơ ung thư cổ tử cung tiến triển ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và khả năng sinh sản của người bệnh.
Suýt mất mạng vì chữa bệnh bằng nước ion kiềm

Suýt mất mạng vì chữa bệnh bằng nước ion kiềm

(PNTĐ) - Liên tục thời gian qua, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch, sức khỏe và tính mạng bị đe dọa chỉ vì tin vào phương pháp chữa bệnh dùng nước... ion kiềm thay vì dùng thuốc. Dù đã có nhiều bài viết cảnh báo, nhưng không ít bệnh nhân vẫn mù quáng tin theo phương pháp chữa bệnh này.
Phòng ngừa ung thư vú tái phát

Phòng ngừa ung thư vú tái phát

(PNTĐ) - Có tới 20 - 30% trường hợp ung thư vú tái phát bệnh vào một thời điểm nào đó sau điều trị lần đầu. Tuy nhiên, người bệnh có thể tự mình phòng ngừa ung thư vú tái phát bằng một số phương pháp đơn giản.