Tiền ung thư cổ tử cung và những dấu hiệu cần lưu ý

YÊN HƯNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tiền ung thư cổ tử cung là giai đoạn các tế bào biểu mô bất thường chỉ mới vừa xuất hiện trong cổ tử cung, nhưng chưa xâm lấn sâu. Phát hiện sớm các tổn thương trong giai đoạn này là tiền đề cho việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả, ngăn chặn nguy cơ ung thư cổ tử cung tiến triển ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và khả năng sinh sản của người bệnh.

Theo BS Nguyễn Văn Quảng - Quản lý Y khoa vùng 4 - Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, nguyên nhân chính dẫn đến tiền ung thư cổ tử cung là do nhiễm HPV – loại virus lây truyền phổ biến qua đường tình dục. Có gần 700 triệu người đang nhiễm HPV trên thế giới.

Cứ 5 phụ nữ 50 tuổi thì có ít nhất 4 người mắc virus tại một thời điểm trong cuộc đời. Xác suất nhiễm HPV trung bình trong suốt cuộc đời của phụ nữ là 85%. Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm HPV có thể tự đào thải sau 6-24 tháng. Tuy nhiên, 20% trên tổng số ca nhiễm HPV không được đào thải, phát triển thành các loại ung thư sau trung bình 20-25 năm.

Tiền ung thư cổ tử cung và những dấu hiệu cần lưu ý - ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Int

Thời gian để tiền ung thư cổ tử cung tiến triển thành ung thư thường lên đến 10 năm hoặc hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, thời gian này có thể ngắn hơn. Do đó, phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư mang ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị, kịp thời ngăn ngừa những biến đổi nguy hại đến sức khỏe.

Về dấu hiệu của tiền ung thư cổ tử cung, BS Quảng cho hay: Trong đa số trường hợp, bệnh nhân mắc tiền ung thư cổ tử cung thường không biểu hiện triệu chứng. Chỉ một số ít trường hợp có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe như: Vùng kín tiết dịch bất thường, có mùi hôi, đau khi giao hợp, xuất huyết âm đạo. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như đau vùng chậu, đau lưng, phù chân, mệt mỏi, sụt cân…

Nguyên nhân chính dẫn đến tiền ung thư cổ tử cung là do nhiễm HPV. HPV (Human Papilloma Virus) là virus lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở người, có khả năng gây các bệnh nguy hiểm ở cả hai giới như: ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư dương vật, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn, các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản. 

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ khác có thể thúc đẩy khả năng mắc ung thư cổ tử cung, bao gồm: Người quan hệ tình dục sớm, quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn và quan hệ với nhiều bạn tình; Phụ nữ từng trải qua sinh nở nhiều lần (hơn 3 con); Phụ nữ sinh con khi còn trẻ tuổi (dưới 17 tuổi).

Điều trị không triệt để các bệnh lý tử cung và bộ phận sinh dục như lạc nội mạc tử cung; Gia đình có người mắc ung thư cổ tử cung; Người hút thuốc lá; Người nhiễm HIV/AID, hay mắc các bệnh tình dục như Chlamydia; Người sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài… Trong đó, nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là do HPV - lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn.

Để chủ động phòng ngừa nguy cơ tiền ung thư cổ tử cung, nữ giới cần tự bảo vệ bản thân khi quan hệ tình dục bằng biện pháp an toàn như sử dụng bao cao su, quan hệ một vợ một chồng và vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau khi quan hệ để tránh nguy cơ lây nhiễm HPV - nguyên nhân chính dẫn đến tiền ung thư cổ tử cung và ung thư.

 

Tin cùng chuyên mục

Quản lý thế nào tránh “lợi bất cập hại“?

Quản lý thế nào tránh “lợi bất cập hại“?

(PNTĐ) - Mua bán thuốc online đang dần trở thành xu hướng bởi sự tiện dụng và nhiều tiện ích. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh thuốc trực tuyến hiện nay đang bộc lộ không ít khó khăn, lỗ hổng; đòi hỏi phải có sự quản lý sát sao.
Khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ trên địa bàn quận Tây Hồ

Khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ trên địa bàn quận Tây Hồ

(PNTĐ) - Với mục tiêu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em, đầu tháng 11/2024 vừa qua, Trung tâm Y tế quận Tây Hồ phối hợp với Trường Mầm non Chu Văn An tổ chức chương trình khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ từ 3-4 tuổi, đây là một hoạt động rất quan trọng và ý nghĩa.
Tăng cường phổ biến thông tin về bệnh Tan máu bẩm sinh

Tăng cường phổ biến thông tin về bệnh Tan máu bẩm sinh

(PNTĐ) - Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.
Sử dụng thuốc bổ để nâng cao sức khoẻ  sinh sản, nên hay không?

Sử dụng thuốc bổ để nâng cao sức khoẻ sinh sản, nên hay không?

(PNTĐ) - Nhiều cặp đôi thường bị ảnh hưởng bởi những lời khuyên từ bạn bè, người thân hoặc thông tin trên mạng xã hội về việc sử dụng các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng cho đến thuốc đông y, với mong muốn “bổ trứng”, “cường tinh trùng” hoặc “dễ đậu thai”. Nhưng liệu uống thuốc có thực sự hiệu quả và an toàn?
Suýt mất mạng vì chữa bệnh bằng nước ion kiềm

Suýt mất mạng vì chữa bệnh bằng nước ion kiềm

(PNTĐ) - Liên tục thời gian qua, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch, sức khỏe và tính mạng bị đe dọa chỉ vì tin vào phương pháp chữa bệnh dùng nước... ion kiềm thay vì dùng thuốc. Dù đã có nhiều bài viết cảnh báo, nhưng không ít bệnh nhân vẫn mù quáng tin theo phương pháp chữa bệnh này.