Đề xuất cấm bán rượu, bia tại rạp chiếu phim và công viên

Chia sẻ

PNTĐ-Từ ngày 1/1/2020, Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia của Việt Nam sẽ chính thức đi vào thực tiễn.

Thông tin tại Hội nghị triển khai Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một đạo luật điều chỉnh đầy đủ, hoàn chỉnh đối với vấn đề phòng, chống tác hại của rượu, bia. Điều này có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao nhất thế giới và tỷ lệ uống rượu, bia có xu hướng gia tăng.
 
Nếu như năm 2010 có 70% nam và 6% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu, bia trong 30 ngày qua thì sau 5 năm, đến 2015 tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng là 80,3% ở nam giới và 11,6% ở nữ giới. Theo thống kê năm 2017, bình quân mỗi người Việt uống gần 9 lít đồ uống có cồn. Đặc biệt, tình trạng sử dụng rượu, bia trong lứa tuổi thanh, thiếu niên ngày càng diễn ra nghiêm trọng.
 
Để Luật đi vào thực tế cuộc sống đạt hiệu quả cao, bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết: Luật đã có những quy định cụ thể nhằm giảm tính sẵn có của rượu, bia; quy định một số điểm không được bán rượu, bia tại cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, cơ sở vui chơi, giải trí, cơ sở cai nghiện, bảo trợ xã hội, nơi làm việc của các cơ quan, các địa điểm công cộng… “Chính phủ cũng đang đề xuất sẽ có thêm khoảng hai điểm nữa sẽ bị cấm bán rượu, bia là rạp chiếu phim và công viên. Khi lấy ý kiến bộ, ngành về điểm này, chúng tôi đều nhận được sự nhất trí cao với đề xuất” - bà Trang cho hay. 
 
Ngoài ra, để kiểm soát giảm tiêu thụ rượu, bia, Luật cũng đưa ra các quy định như: chủ phương tiện, chủ kinh doanh phương tiện vận tải phải có trách nhiệm kiểm soát các lái xe, phương tiện của mình, đảm bảo tài xế không uống rượu, bia khi điều khiển các phương tiện giao thông. 
 
 
Ngọc Văn 

Tin cùng chuyên mục

Sởi ở người lớn

Sởi ở người lớn

(PNTĐ) - Không còn là căn bệnh “của trẻ con”, sởi đang quay trở lại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả người lớn. Nhiều bệnh nhân trưởng thành nhập viện trong tình trạng nguy kịch, gặp các biến chứng như viêm phổi nặng, tiêu chảy cấp, thậm chí suy hô hấp tiến triển (ARDS) phải can thiệp bằng kỹ thuật ECMO.
Hà Nội: Khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em

Hà Nội: Khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em

(PNTĐ) - Mới đây, Bệnh viện Tim Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội đến thăm, khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội.