Dịch diễn biến phức tạp, thiếu máu trầm trọng cho công tác điều trị

Chia sẻ

Theo TS. BS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết: “Tình trạng khan hiếm máu do dịch bệnh đã xảy ra vài lần từ đầu năm 2020 nhưng đây là lần đầu tiên, các Trung tâm Truyền máu trên cả nước đối mặt với tình hình hết sức khó khăn và căng thẳng bởi dịch bệnh lan rộng và khó kiểm soát hơn”.

Khu vực đăng ký hiến máu tại Viện Huyết học – Truyền máu TW thưa thớt những ngày này (Ảnh: Công Thắng).Khu vực đăng ký hiến máu tại Viện Huyết học – Truyền máu TW thưa thớt những ngày này (Ảnh: Công Thắng).

Đợt dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất ở nước ta lần này đã tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội nói chung, trong đó có hoạt động tiếp nhận và cung cấp máu trên toàn quốc. Nhiều lịch hiến máu đã bị hủy hoặc lùi thời gian tổ chức.

Nhiều địa phương cũng không thể tổ chức hiến máu trong thời gian dài như: Bắc Ninh, Bắc Giang, TP. Hồ Chí Minh… lượng máu tiếp nhận giảm nghiêm trọng. Trong khi nhu cầu sử dụng máu tại các bệnh viện cả tuyến TW lẫn tuyến tỉnh vẫn rất lớn, gồm cả chế phẩm máu cho điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng.

Thiếu máu theo nhóm máu, thiếu chế phẩm tiểu cầu, nhiều nơi có thời điểm chỉ cung cấp được 50 – 70% nhu cầu máu là thực trạng lúc này.

“Trong bối cảnh các địa phương vẫn phải ưu tiên công tác phòng chống dịch lên hàng đầu thì việc tổ chức hiến máu cũng bị giảm nhẹ vai trò trong thời gian qua”, TS. Khánh chia sẻ.

Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TW nhấn mạnh rất cần sự quan tâm, chỉ đạo, ủng hộ và vào cuộc của các cấp lãnh đạo để có thể duy trì tổ chức các điểm hiến máu với quy mô và điều kiện phù hợp.

Các cơ sở tiếp nhận máu sẽ phối hợp để đảm bảo an toàn cho người đến hiến máu: phun khử khuẩn khu vực tiếp nhận máu, bố trí, sắp xếp thời gian phù hợp, hạn chế số người hiến máu đến cùng thời điểm, thông báo, nhắc nhở người đến hiến máu phải tuân thủ nghiêm quy định 5K.

Trong những ngày qua, nhiều tỉnh, thành phố đã chủ động điều chỉnh phương án và vẫn cho phép tổ chức Hành trình Đỏ để đảm bảo đủ nguồn cung cấp máu cho điều trị. TS. Khánh chia sẻ: “Chúng tôi vô cùng biết ơn sự dũng cảm, quyết tâm tổ chức hiến máu của nhiều địa phương như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Hải Dương, Lạng Sơn…

Thực hiện 5K tại các điểm hiến máu (Ảnh: Công Thắng).Thực hiện 5K tại các điểm hiến máu (Ảnh: Công Thắng). 

Ý thức và tinh thần hiến máu của người dân ngày càng tốt hơn, điển hình là trong các đợt kêu gọi hiến máu trong dịch COVID-19. Tinh thần và ý thức ấy sẽ được tiếp sức bởi sự ủng hộ, cho phép tổ chức các ngày hiến máu và trực tiếp hiến máu của các đồng chí lãnh đạo”.

Ông Nguyễn Minh Hùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hải Dương chia sẻ: “Từng trải qua 2 đợt dịch phức tạp, nhưng hiện tại đã hơn 40 ngày, Hải Dương không ghi nhận trường hợp mắc mới.

Vì vậy tỉnh đã nỗ lực tuyên truyền, đẩy mạnh các hoạt động hiến máu và tổ chức thành công Hành trình Đỏ, tiếp nhận hơn 1.600 đơn vị máu. Hải Dương tổ chức hiến máu nhằm chi viện cho các địa phương đang thiếu máu trầm trọng nhưng chưa thể tổ chức trong giai đoạn này, cũng là để tri ân sự trợ giúp của cộng đồng với tỉnh nhà trong lúc dịch bệnh căng thẳng”.

Khi dịch bệnh còn kéo dài, thiên tai còn có thể xảy đến bất ngờ, để không làm gián đoán công tác tiếp nhận và cung cấp máu, theo TS. Khánh, chúng ta cần có hoạt động hiến máu tình nguyện thực chất, hiệu quả và bền vững. Và quan trọng nhất là mỗi người đủ điều kiện sức khỏe hãy hiến máu thường xuyên, mỗi năm tối thiểu 1-2 lần.

Viện Huyết học – Truyền máu TW và các Trung tâm Truyền máu mong muốn các cấp lãnh đạo quan tâm, duy trì lịch hiến máu với quy mô phù hợp, tổ chức chia giờ cho người hiến máu để vừa an toàn, vừa giúp người bệnh có đủ máu cho cấp cứu và điều trị.

Đồng thời Viện cũng kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe vừa có trách nhiệm tham gia phòng chống dịch, vừa góp sức chống thiếu máu bằng cách tham gia hiến máu, hiến tiểu cầu.

ĐỊA ĐIỂM HIẾN MÁU

Tại Hà Nội

- VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG (Phố Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội): Từ 8h đến 20h tất cả các ngày (kể cả thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ).

- CÁC ĐIỂM HIẾN MÁU CỐ ĐỊNH TẠI HÀ NỘI: từ 8h – 12h và 13h30 – 17h thứ 2 đến thứ 7. Vui lòng đến trước giờ kết thúc 45 phút để đăng ký và kiểm tra sức khỏe trước hiến máu:

26 Lương Ngọc Quyến, Hoàn Kiếm.

132 Quan Nhân, Thanh Xuân.

Số 10, Ngõ 122 Đường Láng, Đống Đa.

Tại TP. Hồ Chí Minh

- Bệnh viện Truyền máu – Huyết học, 118 Hồng Bàng, phường 12, quận 5. Thời gian: 7h00 – 12h00 và 13h30 – 16h30 tất cả các ngày.

- Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy - Bệnh viện Chợ Rẫy, Cổng số 5, đường Phạm Hữu Chí, phường 12, quận 5. Thời gian: 7h00 - 16h00, thứ 2 đến thứ 6.

- Trung tâm Hiến máu nhân đạo, 106 Thiên Phước, phường 9, quận Tân Bình. Thời gian: 7h30 – 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6, 7h00 – 11h00 thứ 7 và Chủ nhật.

 THẢO NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.