Đông y chữa cường giáp

Chia sẻ

PNTĐ- Cường giáp là một bệnh rối loạn nội tiết thường gặp, gây ra do sự mất điều chỉnh giữa hai tuyến nội tiết (tuyến yên và tuyến giáp trạng).

 
Theo Y học Cổ truyền, đây là căn bệnh do lo buồn khí kết sinh ra và Đông y có những phương thuốc chữa trị hiệu nghiệm.
 
 
Đông y chữa cường giáp - ảnh 1
Ảnh minh họa

Dấu hiệu dễ nhận bệnh
 
Bệnh cường giáp có liên hệ với chứng “can hỏa”, “anh lựu” của Đông y. Theo Y học cổ truyền, bệnh có liên quan đến sự rối loạn tình chí. Sách Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận, mục “anh lựu” viết: “Chứng anh lựu là do lo buồn khí kết sinh ra”. Còn, theo sách “Ngoại Khoa Chính Tông” viết: “Chứng Anh lựu phát sinh không phải âm dương chính khí kết thũng thì cũng là do ngũ tạng ứ huyết, trọc khí đàm trệ mà sinh ra”.
 
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do khí uất, đàm kết, huyết ứ, hỏa uất, âm hư gây nên. Cụ thể khí uất chủ yếu là can khí uất trệ: vui giận thất thường, ưu tư quá độ mà sinh bệnh với triệu chứng bệnh nhân bứt rứt, dễ cáu gắt, lo lắng nhiều; Đàm kết do khí trệ lâu ngày sinh ra, triệu chứng là tuyến giáp sưng to mức độ khác nhau và có thể có mắt lồi; Huyết ứ do khí trệ đàm kết cũng gây tắc mạch, huyết ứ, triệu chứng chủ yếu thường thấy là đau ngực, phụ nữ tắt kinh; Hỏa uất xông lên cũng do khí trệ đàm kết gây nên, triệu chứng là phiền nhiệt (nóng nảy bứt rứt, hồi hộp, mau đói, nhiều mồ hôi, mặt nóng đỏ, rêu lưỡi vàng; Âm hư do uất nhiệt lâu ngày làm tổn thương chân âm, có triệu chứng như người gầy nóng, tay run, sốt nhẹ, miệng khô, nam liệt dương, nữ thì tắt kinh, lưỡi thon đỏ, ít rêu.
 
Triệu chứng chung của bệnh thường gặp là: Rối loạn tuyến giáp trạng, người gầy nhanh, nhất là trong những đợt bệnh tiến triển có thể sút 2-3 kg/tuần dù bạn ăn nhiều; Nhịp tim thường nhanh trên 100/phút và diễn ra thường xuyên; Run tay, như thường run ở các đầu ngón tay và bàn tay, run tăng khi bị xúc động, sợ hãi; Thay đổi tính tình như dễ xúc cảm, khó ngủ, rối loạn kinh nguyệt; Tuyến giáp trạng to; Có thể có rối loạn tuyến yên, như mắt hơi lồi hoặc lồi nhiều cả hai mắt.
 
Bài thuốc tham khảo
 
Theo Đông y, chữa bệnh cường giáp khi mới phát, chủ yếu là can uất đờm kết, chữa trị nên lý khí, hóa đờm, nhuyễn kiên, tán kết. Thời kỳ sau khi phần âm suy, hao tổn, chữa trị nên: nhu Can, tư Thận. Theo đó, bài thuốc chữa khi Can khí uất trệ (Ngực sườn đau tức, bụng đầy ăn ít, rìa lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Huyền) theo phương thuốc Đơn chi tiêu dao tán gia giảm, gồm các vị; Sài hồ, Bạch truật, Bạch thược, Qui đầu, Sinh khương, Bạch linh, Bạc hà đều 12g; Trần bì, Đan bì, Chi tử đều 8g; Chích thảo 6g, Sinh khương 3 lát.
 
Với chứng Can hỏa thịnh (Bứt rứt, nóng nảy, hay cáu gắt, sắc mặt đỏ ửng, sợ nóng, miệng đắng, mồ hôi ra nhiều, hoa mắt, chóng mặt, chân tay run, lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng, mạch Huyền Sác) thì dùng bài thuốc: Long đởm tả can thang gia giảm gồm các vị: Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Thiên hoa cùng 12g; Sinh địa, Bạch thược đều 16g; Ngọc trúc 20g. (Trường hợp vị nhiệt mau đói, ăn nhiều thêm Hoàng liên, Thạch cao để tả vị nhiệt. Tính tình nóng nảy, dễ cáu gắt, mặt đỏ tay run gia Trân châu, Từ thạch, Câu đằng, Địa long để bình can, tiềm dương).
 
Bị chứng Tâm âm hư (Bứt rứt khó ngủ, hồi hộp ra mồ hôi, mệt mỏi, hụt hơi, chất lưỡi đỏ bóng, ít rêu hoặc rêu mỏng, mạch Tế sác) dùng bài thuốc Bổ tâm đơn gia giảm gồm các vị: Chu sa 1g (tán bột mịn hòa thuốc uống), Sa sâm 16g; Huyền sâm, Đơn sâm, Thiên môn, Mạch môn, Đương qui, Sinh địa, Bá tử nhân đều 12g; Ngũ vị tử 4g; Sao táo nhân 20g; Viễn chí 6g. (Trường hợp thận âm hư (ù tai, miệng khô, vùng thắt lưng đau, gối mỏi), thêm Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Quy bản, Kỷ tử để bổ thận âm).
 
Mắc chứng Đàm thấp ngưng kết (tuyến giáp to, ngực đầy tức, không muốn ăn, nôn, buồn nôn, tiêu lỏng, lưỡi bệu, rêu lưỡi dày, nhớt, mạch Nhu hoạt) dùng bài thuốc Hải tảo ngọc hồi, gồm các vị: Bán hạ, Đương qui, Triết bối mẫu, Phục linh, Trạch tả đều 12g; Xuyên khung 6g; Hải tảo, Côn bối, Hải đới đều 20-40g; Thanh bì 10g.
 
 
  Lương y Nguyễn Tiến Phúc 
(Chủ tịch Hội Đông y quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)
 

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

(PNTĐ) - Tuổi thọ dân số tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí,… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang có nhiều “khoảng trống”.
Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).