Giữ gìn làn da trước tia cực tím ngày nắng nóng

Chia sẻ

PNTĐ-Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời tiết nắng nóng, là thời điểm tia cực tím (UV) có thể tăng cao, có nguy cơ gây tổn thương cho cơ thể càng lớn.

 
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời tiết nắng nóng, là thời điểm tia cực tím (UV) có thể tăng cao, có nguy cơ gây tổn thương cho cơ thể càng lớn, do đó, bạn cần bảo vệ sức khỏe, cũng như làn da của mình khi ra đường, đi dưới ánh nắng mặt trời.
 
Giữ gìn làn da trước tia cực tím ngày nắng nóng - ảnh 1
Ảnh minh họa

 
Tác hại của tia cực tím
 
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tia UV có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống, như tổng hợp vitamin D, chống còi xương, phòng ngừa ung thư ruột kết, cũng như chữa một số bệnh ngoài da… Tuy nhiên, bức xạ cực tím UV và các bức xạ khác có trong ánh sáng mặt trời ngược lại cũng rất nguy hại tới sức khỏe con người, nhất là lúc bạn ở ngoài trời thời gian lâu, đặc biệt là thời điểm chỉ số UV tăng cao (thường từ 10 giờ sáng đến 15 giờ hằng ngày). Những tác hại này có thể gây nên một số bệnh về da, như sạm da, lão hóa da, bỏng nắng, ung thư da, hoặc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể…
 
Tia cực tím được chia ra các nhóm ảnh hưởng cụ thể tới sức khỏe, dưới đây:
 
- Nhóm UVA (tia cực tím bước sóng A) khiến da của chúng ta nhăn nheo. 95% tia nắng mặt trời là UVA. Ôxit kẽm và ôxit titan rất hiệu quả trong việc chống tia UVA.
 
- Nhóm UVB (tia cực tím bước sóng B) gây cháy nắng, làm giảm khả năng sản xuất collagen và elastin trên da.
 
- Nhóm UVC: Tia UVC và một phần tia UVB không tới được trái đất vì bị lọc qua khí quyển. Tia sáng này có thể tiêu diệt acid nucleic trong các tế bào, phá hủy AND tồn tại trong các cơ thể sống… UVC chính là thứ ánh sáng ma quái ám ảnh sự tồn tại và sự sống của loài người trên trái đất. Đây là loại tia gây hại nhất rất may không tới được trái đất.
 
Lưu ý bảo vệ da
 
Theo BS Hoàng Văn Tâm - bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết: Tia UVA là nguyên nhân gây lão hóa da, các vết nhăn và nám trên da. Còn tia UVB làm đen da, cháy nắng, ung thư da.
 
Do đó, chuyên gia khuyến cáo, ngoài các biện pháp chống nắng bằng mặc quần áo, đội mũ rộng vành, đeo kính chống nắng... thì bạn cần chú ý bôi kem chống nắng. Mặt khác, sau quá trình vận động ngoài trời bạn sẽ bị đổ mồ hôi và làm giảm đi “lá chắn” bảo vệ cho làn da. Vì thế, cần nhớ “bổ sung” kem chống nắng kịp thời để làn da luôn trong trạng thái an toàn.
 
BS Hoàng Văn Tâm tư vấn, để chống nắng hiệu quả, bạn cần bôi đủ lượng kem chống nắng, là vô cùng quan trọng để đạt được tác dụng tối ưu, lượng kem chống nắng đủ theo FDA khuyến cáo là: 2mg/cm2.
 
“Nếu bôi đúng cách có thể hấp thụ hay phản xạ lại tia UV, do đó bảo vệ được da bạn khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. SPF của kem chống nắng là thước đo số giờ trung bình làn da của bạn được bảo vệ bởi kem chống nắng đối với tia UVB.
 
Theo định mức quốc tế 1 SPF bảo vệ da khỏi tia UVB trong 10 phút. Sử dụng kem có SPF 15 sẽ bảo vệ được da trong 150 phút. SPF 50 là 500 phút. Tuy nhiên điều này chỉ để ước tính cơ bản nhất, thời gian bảo vệ còn phụ thuộc loại da, cường độ ánh sáng mặt trời, lượng kem sử dụng, vậy nên nó ít có ý nghĩa để giúp bạn xác định thời gian tiếp xúc ánh sáng. Do đó, bạn cần chú ý bôi kem chống nắng thường xuyên, chứ không phải bôi một lần cho cả ngày”- chuyên gia da liễu khuyến cáo.
 
Bên cạnh sử dụng kem chống nắng, giúp chống nắng hiệu quả, bạn nên kết hợp mặc quần áo chống nắng mỗi khi ra đường và uống thật nhiều nước trong thời tiết nắng. Có như vậy, làn da của bạn mới luôn được giữ trong trạng thái tốt nhất.
 
Trong trường hợp bạn đi xe ôtô, cần lưu ý kính xe cũng chỉ cản được tia tử ngoại yếu, tức là khi nắng vào lúc sáng. Từ khoảng 10 giờ trở đi thì tia tử ngoại vẫn xuyên qua lớp kính và làm tổn hại đến da. Do đó, khi ngồi trong xe bạn vẫn cần phải thoa kem chống nắng, mặc áo dài tay và đeo kính râm để bảo vệ da và mắt.
 
Khi đi tắm biển, tắm ở hồ bơi vào giờ nắng gắt, thiết nghĩ bạn cũng nên dùng kem chống nắng và kính mát do tia cực tím vẫn có thể xuyên thấu qua làn nước. Ngoài ra bề mặt nước, cát đều có thể gây phản xạ tia cực tím nên bạn cần thận trọng có cách bảo vệ làn da của mình.
 
Ánh Dương 

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

(PNTĐ) - Tuổi thọ dân số tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí,… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang có nhiều “khoảng trống”.
Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).