Hà Nội: Đối thoại về thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng ngày 7/6, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị đối thoại về thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội với sự tham dự của 40 đơn vị khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập thường xuyên thực hiện TTHC tại Sở Y tế.

Theo báo cáo tại hội nghị, thành phố hiện có 15.339 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, bao gồm 4.648 cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và 10.691 cơ sở hành nghề dược. Từ đầu năm 2024 đến nay, Sở Y tế đã cấp 218 giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, 735 chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; cấp 637 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

Hà Nội: Đối thoại về thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh - ảnh 1
Quang cảnh hội nghị

Về giải quyết TTHC, tại bộ phận một cửa của Sở Y tế hiện đang tiếp nhận 136 TTHC, riêng TTHC liên quan đến lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh là 47 thủ tục, chiếm 34,5%. Việc cấp phép hành nghề được thực hiện đúng quy định và tuân thủ thời gian giải quyết TTHC. Công tác tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC được triển khai theo hướng tinh gọn, minh bạch và hiệu quả; niêm yết công khai, đầy đủ thông tin, hướng dẫn cụ thể TTHC bằng hình thức trực tiếp tại bộ phận một cửa và trên Cổng Thông tin điện tử Sở Y tế.

Tại hội nghị, đại diện các đơn vị tham dự đã có nhiều câu hỏi được Sở Y tế giải đáp, đặc biệt là tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện TTHC như vấn đề cơ chế, chính sách, nhân sự hành nghề, phạm vi hoạt động chuyên môn khám chữa bệnh…

Phát biểu tại hội nghị, TS Nguyễn Đình Hưng - Phó Giám đốc Phụ trách Sở Y tế Hà Nội cho biết, cải cách TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông là một phần quan trọng trong kế hoạch cải cách hành chính nhà nước năm 2024 của ngành y tế Hà Nội. Những ý kiến tâm huyết tại hội nghị đối thoại là cơ sở để Sở Y tế tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện quy trình giải quyết TTHC với mục tiêu tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ người dân, cải thiện chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của Sở Y tế.

Tin cùng chuyên mục

Báo động sốt xuất huyết: Nguy cơ gia tăng hiện hữu và lời kêu gọi hành động đa ngành

Báo động sốt xuất huyết: Nguy cơ gia tăng hiện hữu và lời kêu gọi hành động đa ngành

(PNTĐ) - Sốt xuất huyết Dengue đang trở thành thách thức y tế nghiêm trọng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu, với gần 4 tỷ người nằm trong vùng nguy cơ và hàng chục nghìn ca tử vong mỗi năm. Riêng tại Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay đã ghi nhận gần 23.000 ca mắc và 5 trường hợp tử vong, cho thấy nguy cơ bùng phát dịch vẫn hiện hữu, nhất là trong bối cảnh "dịch chồng dịch".
Viêm da do sứa biển

Viêm da do sứa biển

(PNTĐ) - Mùa du lịch biển đang đến, nguy cơ vô tình bị viêm da do tiếp xúc với sứa trong khi tắm biển là điều khó tránh khỏi. Bởi vậy, việc "bỏ túi" cho bản thân và gia đình kiến thức về nhận biết triệu chứng, cách xử trí ban đầu khi dị ứng do sứa biển là rất cần thiết, giúp giảm tình trạng nặng của mức độ viêm...
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Đừng để chính sách chỉ là “lời cảnh tỉnh” vô nghĩa! ​

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Đừng để chính sách chỉ là “lời cảnh tỉnh” vô nghĩa! ​

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận, trong đó đề xuất mức thuế suất 8% đối với nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5gram/100ml, áp dụng từ năm 2027 và tăng lên 10% vào năm 2028. Tuy nhiên, đề xuất này đang gây ra những tranh luận gay gắt và lo ngại sâu sắc từ các chuyên gia y tế, tổ chức quốc tế và nhiều đại biểu Quốc hội. Giới phân tích cho rằng, mức thuế 8% là quá thấp, không đủ sức răn đe để kiểm soát và giảm tiêu dùng sản phẩm có hại cho sức khỏe.