Hà Nội: Tiếp tục tăng cường giám sát, xử lý ổ dịch sốt xuất huyết

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 26/7 đến ngày 2/8), toàn thành phố ghi nhận 171 ca mắc Sốt xuất huyết, 0 ca tử vong, bệnh nhân phân bố tại 23 quận, huyện.

Các xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc Sốt xuất huyết như: Xã Phương Đình, Đồng Tháp, Tân Hội thuộc huyện Đan Phượng; phường Dương Nội, quận Hà Đông; xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất; xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ. Cộng dồn năm 2024 đến nay ghi nhận 1.579 ca mắc, 0 ca tử vong. Trong tuần ghi nhận 08 ổ dịch Sốt xuất huyết tại Đan Phượng, Phúc Thọ, Bắc Từ Liêm, Thạch Thất, Quốc Oai; giảm 02 ổ dịch so với tuần trước.

Hà Nội: Tiếp tục tăng cường giám sát, xử lý ổ dịch sốt xuất huyết - ảnh 1
Lực lượng chức năng phun thuốc diệt muỗi phòng trừ sốt xuất huyết

Tuần qua, thành phố ghi nhận 40 ca mắc Tay chân miệng, 0 ca tử vong (tăng 12 ca so với tuần trước; cộng dồn năm 2024 ghi nhận 1.749 ca mắc, 0 ca tử vong). Về ổ dịch Tay chân miệng, trong tuần ghi nhận 02 ổ dịch tại Nam Hồng - Đông Anh và Trần Phú - Hoàng Mai. Hà Nội cũng ghi nhận 10 ca mắc Ho gà, 0 ca tử vong (tăng 03 ca so với tuần trước). Các ca bệnh xuất hiện rải rác, chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Trong tuần, CDC Hà Nội đã tiến hành giám sát ổ dịch trên chó dại tại Sóc Sơn. Từ ngày 25/7 đến 30/7 trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã ghi nhận 03 ổ dịch dại trên chó liên quan 03 xã Minh Phú, Hiền Ninh, Thanh Xuân. Ghi nhận 10 người phơi nhiễm với 03 con chó dại, các trường hợp này đã được xử lý vết thương, tư vấn tiêm chủng vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại theo đúng quy định, tiếp tục theo dõi sức khỏe.

CDC Hà Nội nhận định, tình hình bệnh dại đang có diễn biến phức tạp trên động vật, trong tuần ghi nhận thêm 03 ổ dịch dại trên chó tại Sóc Sơn (tổng cộng từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 06 ổ dịch Dại trên chó đều tại huyện Sóc Sơn gồm: Minh Trí, Hồng Kỳ, Đức Hòa, Minh Phú, Hiền Ninh, Thanh Xuân).

Thành phố cũng ghi nhận 01 ca mắc Liên cầu lợn tại Quốc Oai. Các dịch bệnh khác như Não mô cầu, Sởi, Rubella, Viêm não Nhật Bản không ghi nhận trong tuần.

CDC Hà Nội đã cử đội chống dịch cơ động phối hợp với đơn vị liên quan giám sát công tác điều tra, xử lý ổ dịch Sốt xuất huyết tại 05 địa điểm gồm: thôn 5, Liên Hiệp, Phúc Thọ; thôn 7 và 8, Trung Châu, Đan Phượng; thôn Ích Vịnh, Phương Đình, Đan Phượng; tiểu khu Đại Kim, thị trấn Phú Xuyên, Phú Xuyên; ngõ 80 Nhân Hòa, Nhân Chính, Thanh Xuân.

Trong tuần, CDC Hà Nội thực hiện giám sát công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tại các quận, huyện ngập lụt tại 07 xã thuộc 03 huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Mỹ Đức. Các hộ gia đình khu vực ngập lụt thực hiện vệ sinh môi trường thường xuyên đường làng ngõ xóm, nước rút đến đâu vệ sinh tới đó, rác thải được thu gom và vận chuyển công cộng trong tuần.

Các địa phương đã tổ chức 27 chiến dịch vệ sinh môi trường, kiểm tra phòng chống dịch tại 102.111 hộ gia đình và 777 khu vực khác như trường học, công cộng…; xử lý 12.190 dụng cụ chứa nước có bọ gậy.

Trong tuần tới, Hà Nội thực hiện giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh, tổ chức điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch. Tổ chức điều tra, xử lý triệt để ca bệnh, ổ dịch được ghi nhận trong tuần, không để ổ dịch bùng phát rộng.

Tăng cường công tác truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống một số dịch bệnh mùa hè như: Tay chân miệng, Ho gà, Thủy đậu, Sởi, Rubella… và các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người như Dại, Liên cầu lợn… Khuyến cáo người dân chủ động cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh đúng lịch theo khuyến cáo của ngành Y tế.

Đồng thời, chủ động giám sát chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh Sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, khu vực nguy cơ cao, từ đó triển khai hoạt động đáp ứng phù hợp, kịp thời. Giám sát khu vực ổ dịch Sốt xuất huyết đang hoạt động, khu vực nguy cơ tại Thượng Mỗ, Đan Phượng; Phú Lương, Hà Đông; Hữu Bằng, Thạch Thất; Văn Tự, Thường Tín; Ô Chợ Dừa, Đống Đa.

Hà Nội tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài nhằm phát hiện sớm ca mắc/nghi mắc bệnh để áp dụng biện pháp phòng chống dịch kịp thời.

 

Tin cùng chuyên mục

Tôn vinh các nhà báo tiên phong trong truyền thông phòng chống bệnh không lây nhiễm

Tôn vinh các nhà báo tiên phong trong truyền thông phòng chống bệnh không lây nhiễm

(PNTĐ) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã phối hợp cùng tổ chức HealthBridge Việt Nam long trọng tổ chức Lễ trao giải báo chí “Truyền thông về phòng chống bệnh không lây nhiễm” nhằm ghi nhận và tôn vinh những đóng góp nổi bật của đội ngũ báo chí trong nâng cao nhận thức cộng đồng về các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là đồ uống có đường.
Sở Y tế Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số “Nâng cao hiệu quả và bảo mật dữ liệu”

Sở Y tế Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số “Nâng cao hiệu quả và bảo mật dữ liệu”

(PNTĐ) - Sở Y tế Hà Nội vừa tổ chức hội nghị chuyển đổi số với chủ đề “Nâng cao hiệu quả và bảo mật dữ liệu”, nhằm hướng tới xây dựng một hệ thống y tế thông minh, hiện đại và chuyên nghiệp. Hội nghị có sự tham gia của đại diện các bệnh viện công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố cùng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin và an ninh mạng.
Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng có xu hướng gia tăng mạnh

Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng có xu hướng gia tăng mạnh

(PNTĐ) - Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua (từ 6/6 đến 13/6), số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn đã ghi nhận sự gia tăng, báo hiệu một mùa dịch tiềm ẩn. Đáng chú ý, tay chân miệng tiếp tục tăng mạnh, trong khi sởi có xu hướng giảm nhưng vẫn ghi nhận nhiều ca bệnh ở các nhóm tuổi.
Báo động sốt xuất huyết: Nguy cơ gia tăng hiện hữu và lời kêu gọi hành động đa ngành

Báo động sốt xuất huyết: Nguy cơ gia tăng hiện hữu và lời kêu gọi hành động đa ngành

(PNTĐ) - Sốt xuất huyết Dengue đang trở thành thách thức y tế nghiêm trọng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu, với gần 4 tỷ người nằm trong vùng nguy cơ và hàng chục nghìn ca tử vong mỗi năm. Riêng tại Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay đã ghi nhận gần 23.000 ca mắc và 5 trường hợp tử vong, cho thấy nguy cơ bùng phát dịch vẫn hiện hữu, nhất là trong bối cảnh "dịch chồng dịch".