Kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư phổi bằng phương pháp điều trị mới

Chia sẻ

89% bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có ALK + (UTPKTBN ALK+) khi phát hiện đã bước vào giaI đoạn IV tỷ lệ di căn não khá cao và chỉ có thể kéo dài sự sống từ 6-20 tháng. Phương pháp điều trị mới với hoạt chất Alectinib giúp kéo dài thời gian sống trên 5 năm so với các liệu pháp cũ và giữ cho bệnh nhân có được gần 3 năm bệnh không tiến triển.

Thông tin trên được cung cấp tại buổi hooijo thảo trực tuyến với chủ đề “Alectinib – Nối dài thêm những khoảnh khắc khó quên cho bệnh nhên ALK+”, do Viện Ung Thư Quốc Gia phối hợp với Roche Việt Nam tổ chức ngày 28/8 vừa qua.

Các chuyên gia thảo luận trực tuyến về phương pháp điều trị ung thư phổi.Các chuyên gia thảo luận trực tuyến về phương pháp điều trị ung thư phổi.

Gánh nặng của ung thư phổi không tế bào nhỏ ALK +

Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC, thuộc Tổ chức Y tế thế giới - WHO) vừa công bố số liệu về tình hình ung thư hiệu chỉnh theo độ tuổi của 185 quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2020 (báo cáo này cập nhật 2 năm/ lần).

Theo đó, năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 quốc gia về tỷ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Ung thư phổi nằm trong nhóm ung thư phổ biến với cả hai giới nam và nữ. Năm 2020, nước ta ghi nhận chỉ riêng ung thư phổi đã có 26.262 ca mắc mới, 23.797 ca tử vong.

Ung thư phổi hiện chiếm khoảng 1/3 số ca tử vong do ung thư và đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến ung thư ở cả nam và nữ. Đáng lo ngại hơn nữa là sự gia tăng về tỷ lệ mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ ở những bệnh nhân không bao giờ hút thuốc hoặc có tiền sử hút thuốc tối thiểu.

Khoảng 70% bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ chưa từng bao giờ hút thuốc. Ngoài ra, độ tuổi của bệnh nhân khá trẻ, có khoảng hơn 50% bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ có độ tuổi dưới 50. Trên thế giới, tổng số trường hợp mắc mới ung thư phổi không tế bào nhỏ có khối u được xác định là ALK + hiện chiếm khoảng 89.000 trường hợp.

Điều đáng lưu ý là, 89% bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có ALK + khi phát hiện đã bước vào giai đoạn IV với tỷ lệ di căn não khá cao. Đây được coi là một gánh nặng lớn với bệnh nhân khiến giảm chất lượng sống lẫn thời gian sống. Theo đó, nếu không có phương pháp điều trị hiệu quả, bệnh nhân chỉ còn thời gian sống từ 6 -20 tháng.

Tiến bộ trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ ALK + với Alectinib

Điều trị ung thư nói chung hiện nay là điều trị phối hợp bởi nhiều phương pháp: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, thuốc, chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng, dinh dưỡng, tâm lý xã hội... Những năm gần đây, các phương pháp điều trị tân tiến, kỹ thuật và thuốc mới trong điều trị ung thư đã được nghiên cứu, có những tiến bộ vượt bậc. Việt Nam cũng là quốc gia cập nhật rất nhanh các tiến bộ này. Nếu như trước đây, các liệu pháp điều trị mới, các loại thuốc mới phải mất nhiều năm mới được áp dụng cho bệnh nhân Việt Nam thì hiện nay, khoảng cách này đã được rút ngắn lại.

TS. BS Nguyễn Thị Thái Hòa - Trưởng khoa nội 2, Bệnh viện K cho biết: Từ thực tế điều trị trên thế giới cũng như những kết quả nghiên cứu cho thấy, Alectinib đã kéo dài đáng kể thời gian sống của bệnh nhân ung thư phổi, giúp bệnh của họ không tiến triển nặng hơn trong khoảng thời gian lâu hơn so với crizotinib và cũng cho thấy nguy cơ ung thư di căn đến não của bệnh nhân giảm rõ rệt.

Theo đó, 62.5% bệnh nhân điều trị bằng hoạt chất Alectinib có thời gian sống kéo dài trên 5 năm, có được gần 3 năm không tiến triển nặng, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Liệu pháp điều trị mới, sử dụng hoạt chất Alectinib vừa được Bộ Y tế Việt Nam chính thức phê duyệt sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân UTPKTBN ALK+ .

TS. BS Lê Thượng Vũ - Phó khoa hô hấp, BV Chợ Rẫy cũng thông tin: Thực tế điều trị trên thế giới cho thấy, Alectinib là lựa chọn ưu tiên trong điều trị bước đầu cho bệnh nhân UTPKTBN ALK+ giai đoạn tiến xa. Theo đó việc sử dụng hoạt chất này trong điều trị sẽ giúp dung nạp tốt hơn, đồng thời giảm tác dụng phụ và độc tính giúp cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ ALK +.

Ông Girish Mulye, Tổng Giám đốc Roche Pharma Việt Nam, cho biết: “Ung thư phổi nói riêng và các bệnh lý nguy hiểm nói chung là một lĩnh vực được Roche tập trung nghiên cứu trong nhiều năm qua nhằm giúp bệnh nhân có cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng tôi rất vui mừng khi có thể mang đến một phương pháp điều trị sáng tạo, giúp bệnh nhân ung thư phổi kéo dài sự sống và có thêm nhiều khoảnh khắc ý nghĩa bên người thân yêu”.

YÊN HƯNG 

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.