Lạnh giá làm người bệnh khớp đau nặng hơn

Chia sẻ

PNTĐ-Thời tiết lạnh làm cho độ kết dính niêm dịch tại khớp tăng lên, gây trở ngại cho các hoạt động của khớp khiến người bệnh khớp thường có cảm giác đau nhức, khó cử động hơn...


GS-TS Trần Ngọc Ân- Chủ tịch Hội Cơ xương khớp Việt Nam cho biết, với những người mắc bệnh khớp thường nặng hơn mỗi khi gặp thời tiết lạnh giá. Bệnh thấp khớp cấp, thường xuất hiện sau vài tuần sốt cao, viêm họng. Bệnh xảy ra đột ngột, sưng to, nóng, đỏ, đau, có thể có dịch ở các khớp to vừa như khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay.... nhưng không bao giờ bị hóa mủ.
 
Lạnh giá làm người bệnh khớp đau nặng hơn - ảnh 1
Ảnh minh họa
 
Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở nữ giới tuổi trung niên. BN sốt, sưng đau nhiều khớp kéo dài. Nếu không được điều trị, các khớp ( bàn, ngón tay, ngón chân) biến dạng nhanh, thậm chí dính khớp, cơ teo. Đau vai gáy, đau thắt lưng hay gặp ở những nhân viên văn phòng, đánh máy tính... Người bệnh mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ và đau một hay hai bên bả vai, hạn chế các động tác của cột sống như cúi, ưỡn, nghiêng... Thoái hoá khớp hay gặp ở người trung, cao tuổi. Khi trời lạnh, các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn làm cho các khớp gối, cột sống thắt lưng trở nên cứng hơn, khó cử động hơn.
 
Để cải thiện chứng đau khớp, người bệnh cần giữ ấm cơ thể (ngâm tay, chân bằng nước muối, sử dụng túi chườm nóng, lò sưởi, điều hoà nhiệt độ trong nhà). Cần giảm thiểu gánh nặng và hoạt động vùng khớp bằng cách giảm cân, hạn chế đi bộ nhiều, dùng gậy chống hoặc tay vịn nếu bị bệnh khớp đầu gối, dùng găng tay hoặc miếng bảo vệ nếu bị viêm khớp cổ tay. Tránh những động tác cúi người khiêng vật nặng như chậu hoa, cây cảnh, sắp xếp đồ đạc nặng.
 
Người bệnh cũng cần bổ sung đầy đủ protein và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D. Tăng cường ăn sữa và chế phẩm từ đậu. Tuyệt đối không ăn uống nhiều đạm, mỡ, bia, rượu, hải sản, các loại rau củ muối, trứng muối, cá muối... Đồng thời áp dụng một số biện pháp phòng và làm dịu những cơn đau khớp bằng cách đắp lá ngải cứu trắng rang muối; ngâm chân nước muối ấm pha gừng 15-30 phút mỗi tối...

Đ.N

Tin cùng chuyên mục

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Nghĩa tình từ hậu phương đến nơi đầu sóng

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Nghĩa tình từ hậu phương đến nơi đầu sóng

(PNTĐ) - Tháng Bảy, khi miền Bắc vẫn ngập trong cái nắng gay gắt, đoàn công tác gồm 35 cán bộ y tế của BV Phụ sản Hà Nội, do TS. BSCKII Mai Trọng Hưng - Giám đốc Bệnh viện làm trưởng đoàn đã lặng lẽ lên đường từ Thủ đô, mang theo trang thiết bị y tế hiện đại, tay nghề chuyên môn cao và cả tấm lòng của hậu phương. Điểm đến lần này là Vùng 4 Hải quân - khu đô thị Căn cứ Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Bệnh viện Hữu Nghị khám, cấp phát thuốc miễn phí cho 300 đối tượng chính sách tại Lào Cai

Bệnh viện Hữu Nghị khám, cấp phát thuốc miễn phí cho 300 đối tượng chính sách tại Lào Cai

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), ngày 19/7/2025, Bệnh viện Hữu Nghị phối hợp với Trung tâm Truyền hình Nhân đạo – Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, người có công tại phường Nghĩa Lộ, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Hà Nội yêu cầu ngành y tế sẵn sàng ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn bệnh viện và người bệnh

Hà Nội yêu cầu ngành y tế sẵn sàng ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn bệnh viện và người bệnh

(PNTĐ) - Ngày 21/7, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế, bệnh viện, trung tâm y tế và trạm y tế phường, xã trên địa bàn thành phố, yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3 (tên quốc tế là Wipha).
Sốt xuất huyết tăng mạnh, chuyên gia khuyến cáo tiêm vắc xin để phòng biến chứng nặng

Sốt xuất huyết tăng mạnh, chuyên gia khuyến cáo tiêm vắc xin để phòng biến chứng nặng

(PNTĐ) - Cả nước đang bước vào mùa cao điểm dịch sốt xuất huyết với tốc độ lây lan nhanh, số ca mắc và ca nặng nhập viện tăng mạnh. Đáng lo ngại, chủng virus DEN-2 đang chiếm ưu thế. Loại virus này thường liên quan đến các đợt bùng phát lớn, có khả năng gây biến chứng nặng, thậm chí tử vong. Trong bối cảnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa chủ động và hiệu quả nhất hiện nay.