Lưu ý cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư vú

Chia sẻ
Bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư vú sẽ cần phải lưu ý những điều sau:
 
Triệu chứng sau phẫu thuật ung thư vú
Buồn nôn và ói mửa là triệu chứng phổ biến sau phẫu thuật, đặc biệt nếu bệnh nhân được hóa trị và xạ trị. Các triệu chứng khác gồm chán ăn, “hội chứng suy mòn” khi cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, triệu chứng này thường đi kèm với giảm cân và suy nhược.
 
Một số cách để giảm buồn nôn sau khi điều trị ung thư vú:
– Ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì ba bữa ăn lớn.
– Thử những thực phẩm protein lỏng như sữa chua, đồ uống và protein dạng lỏng thay vì thức ăn đặc.
–  Ăn những loại súp đơn giản như thịt gà với rau và nước dùng.
 
Dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư vú
Dinh dưỡng tốt giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng. Sau phẫu thuật ung thư vú, cơ thể người bệnh cần nhiều protein hơn bình thường để sửa chữa các tế bào, chống nhiễm trùng, và chữa lành vết mổ. Ngay sau khi phẫu thuật, bạn nên tăng cường protein mà không cần lo lắng về lượng calo, hay tăng cân.
 
Một số cách giúp hấp thu nhiều protein hơn:
–  Thêm bột protein hoặc sữa bột cho các bữa ăn.
–  Ăn đồ ăn nhẹ giàu protein như hạnh nhân, lạc, và pho mát.
– Ăn protein ít béo như thịt gà, cá, thay vì thịt bò, vịt, xúc xích, hoặc các loại thịt nhiều chất béo khác.
Bên cạnh đó, người bệnh nên tăng cường rau và trái cây, khoảng 5 phần mỗi ngày.
Tránh các loại thịt chế biến có nguy cơ ung thư, bao gồm thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội và thịt hun khói.
Ăn các thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu, thay vì bánh mì trắng và gạo trắng.
 
Dinh dưỡng giúp ngăn chặn tái phát ung thư vú
Phytochemical là chất dinh dưỡng có trong thực vật, đã được nghiên cứu có lợi cho việc chống ung thư và ngăn ngừa ung thư tái phát.
 
Đậu nành. Đậu nành chứa phytoestrogen – tương tự như estrogen trong cơ thể của bạn. Đậu nành, đậu phụ, sữa đậu nành, và súp miso chứa kích thích tố nữ có thể giúp bảo vệ chống lại các loại bệnh ung thư vú.
Lưu ý cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư vú - ảnh 1
Đậu nành giúp ngăn ngừa ung thư tái phát.
 
Chất chống oxy hóa. Nhiều loại rau, trái cây, các loại hạt, và các thực phẩm khác có chứa chất chống oxy hóa. Thực phẩm có chất chống oxy hóa bao gồm bông cải xanh, gan, và xoài. Chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào của bạn khỏi bị hư hại. Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm tươi sống chứa chất chống oxy hóa tốt hơn là bổ sung.
Beta-carotene. Beta-carotene có trong cà rốt, quả mơ, khoai lang và các loại rau, trái cây màu cam. Chế độ ăn uống giàu beta-carotene có thể làm giảm nguy cơ tử vong vì ung thư vú.
 
Lycopene. Lycopene có trong những thực phẩm màu đỏ và hồng như cà chua và bưởi giúp ngăn ngừa sự tái phát của ung thư vú.
 
Tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú
Lưu ý cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư vú - ảnh 2
Tập thể dục giúp giảm mệt mỏi sau phẫu thuật.
 
Tập thể dục giúp cải thiện tâm trạng, và giúp phục hồi sức khỏe. Sau phẫu thuật bệnh nhân thường mệt mỏi, đặc biệt khi kết hợp xạ trị và hóa trị. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng năng lượng, giảm mệt mỏi, và giảm ung thư tái phát.
 
Các bài tập thể dục tốt nhất là phải an toàn, và phù hợp với tình trạng sức khỏe. Những người phẫu thuật loại bỏ hạch bạch huyết dưới cánh tay có thể gây ra tình trạng sưng cánh tay, hay phù bạch huyết. Do đó, người bệnh cần bảo vệ cánh tay khỏi bị tổn thương và phải tránh những bài tập thể dục như tennis, chạy, hay một số bài tập yoga sử dụng tới cánh tay.
Bảo Hoàng-Gia Linh

Tin cùng chuyên mục

Dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc sỏi thận

Dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc sỏi thận

(PNTĐ) - Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người trên toàn thế giới, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa và kiểm soát tình trạng này thông qua một chế độ ăn uống khoa học.
Việt Nam đạt nhiều tiến bộ vượt bậc trong nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em

Việt Nam đạt nhiều tiến bộ vượt bậc trong nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em

(PNTĐ) - Theo báo cáo mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc tăng cường tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em, đưa công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng vaccine tiến lên một tầm cao mới.
Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.