Mục tiêu 90-90-90 trong phòng, chống HIV/AIDS vẫn còn nhiều thách thức

Chia sẻ

Đến năm 2023, Việt Nam cần đạt các mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; 90% người điều trị bằng thuốc ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện).

 

Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức để có thể đạt được mục tiêu đề ra trong Chiến lược quốc gia kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, số người nhiễm HIV hiện đang còn sống được báo cáo đến thời điểm 30/9/2021 là 212.769 trường hợp. Số người nhiễm HIV tử vong lũy tích tính từ đầu vụ dịch đến nay là 108.849 trường hợp.

 Trong năm 2021, các tỉnh tiếp tục rà soát các trường hợp nhiễm HIV chưa tham gia điều trị để tư vấn điều trị, trong quá trình rà soát phát hiện nhiều trường hợp tử vong chưa được báo cáo và cũng trong quá trình rà soát có một số trùng lặp và đã được  loại bỏ.

Việc điều trị cho bệnh nhân HIV gặp khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19Việc điều trị cho bệnh nhân HIV gặp khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (Ảnh: minh họa)

Tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2021 tới nay cả nước ghi nhận 10.925 trường hợp phát hiện mới HIV dương tính. Trong số người mới phát hiện nhiễm HIV có 84,8% là nam giới, độ tuổi chủ yếu là từ 16 - 29 (46%) và 30 - 39 (29%), đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (79,1%) và qua đường máu (9,9%).

Cũng từ đầu năm 2021 tới nay ghi nhận 1.528 trường hợp tử vong. Ước tính đến hết năm 2021, cả nước phát hiện khoảng 13.000 trường hợp HIV dương tính và 2000 trường hợp tử vong.

Như vậy so với năm 2020 số người nhiễm HIV được phát hiện có xu hướng gia tăng mặc dù dịch covid 19 đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận xét nghiệm HIV của các quần thể có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

HIV/AIDS vẫn đang là gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam. Ước tính có khoảng 230.000 người nhiễm HIV còn sống. Mỗi năm phát hiện mới hơn 12.000 người nhiễm HIV và khoảng 2000 người nhiễm HIV tử vong hàng năm. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao tuy có giảm nhưng riêng trong nhóm MSM lại tăng mạnh trong những năm gần đây.

Năm 2021, dịch covid-19 lan rộng nên việc giãn cách xã hội cũng như phong tỏa các cơ sở cung cấp dịch vụ, các chiến lược cách ly cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS một cách liên tục của các nhóm khách hàng đích.

Cũng do dịch covid-19 nên sự quan tâm và đầu tư nguồn lực cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS giảm đáng kể. Nhiều địa phương đến nay vẫn chưa phê duyệt Đề án đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS theo chỉ đạo của Chính phủ.

Các các kết quả đạt được trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS vẫn còn khá xa mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS đã đề ra.

Chiến lược quốc gia kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030 đã đặt mục tiêu đến năm 2023 Việt Nam cần đạt các mục tiêu 90-90-90 tức là 90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; 90% người điều trị bằng thuốc ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện.

Hiện nay đã chuẩn bị kết thúc năm 2021, theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương, hết tháng 10 đã có: 89% số người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; Có 76% số người chẩn đoán nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc ARV và có tới 96% số người điều trị bằng thuốc ARV đạt tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế.

 Như vậy, mặc dù mục tiêu 90-90-90 sẽ kết thúc vào năm 2025, tuy nhiên nếu không có sự quan tâm và đầu tư đúng mức, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các mục tiêu này vẫn rất khó để hoàn thành.

                                                                                                             BẢO NAM

Tin cùng chuyên mục

Sử dụng thuốc bổ để nâng cao sức khoẻ  sinh sản, nên hay không?

Sử dụng thuốc bổ để nâng cao sức khoẻ sinh sản, nên hay không?

(PNTĐ) - Nhiều cặp đôi thường bị ảnh hưởng bởi những lời khuyên từ bạn bè, người thân hoặc thông tin trên mạng xã hội về việc sử dụng các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng cho đến thuốc đông y, với mong muốn “bổ trứng”, “cường tinh trùng” hoặc “dễ đậu thai”. Nhưng liệu uống thuốc có thực sự hiệu quả và an toàn?
Tiền ung thư cổ tử cung và những dấu hiệu cần lưu ý

Tiền ung thư cổ tử cung và những dấu hiệu cần lưu ý

(PNTĐ) - Tiền ung thư cổ tử cung là giai đoạn các tế bào biểu mô bất thường chỉ mới vừa xuất hiện trong cổ tử cung, nhưng chưa xâm lấn sâu. Phát hiện sớm các tổn thương trong giai đoạn này là tiền đề cho việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả, ngăn chặn nguy cơ ung thư cổ tử cung tiến triển ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và khả năng sinh sản của người bệnh.
Suýt mất mạng vì chữa bệnh bằng nước ion kiềm

Suýt mất mạng vì chữa bệnh bằng nước ion kiềm

(PNTĐ) - Liên tục thời gian qua, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch, sức khỏe và tính mạng bị đe dọa chỉ vì tin vào phương pháp chữa bệnh dùng nước... ion kiềm thay vì dùng thuốc. Dù đã có nhiều bài viết cảnh báo, nhưng không ít bệnh nhân vẫn mù quáng tin theo phương pháp chữa bệnh này.
Phòng ngừa ung thư vú tái phát

Phòng ngừa ung thư vú tái phát

(PNTĐ) - Có tới 20 - 30% trường hợp ung thư vú tái phát bệnh vào một thời điểm nào đó sau điều trị lần đầu. Tuy nhiên, người bệnh có thể tự mình phòng ngừa ung thư vú tái phát bằng một số phương pháp đơn giản.