Nguy cơ lây bệnh từ người tái nhiễm Covid-19 như thế nào?

Chia sẻ

Mới đây, thông tin 5 trường hợp mắc Covid-19 dương tính trở lại sau khi được công bố khỏi bệnh khiến nhiều người không khỏi hoang mang, lo ngại nguy cơ tái phát dịch bệnh lây ra cộng đồng.

Nguy cơ lây bệnh từ người tái nhiễm Covid-19 như thế nào? - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Cụ thể, 5 ca bệnh được công bố gồm BN188 (được cho ra viện ngày 16/4, điều trị tại BV Đa khoa Hà Nam, từng có 2 kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2); BN52 và BN149 (điều trị tại BV số 2 Quảng Ninh, có kết quả xét nghiệm âm tính 3 lần trước khi được công bố khỏi bệnh); BN137 (được BV Nhiệt đới TƯ cơ sở 2 công bố khỏi bệnh ngày 7/4 sau 3 lần xét nghiệm); BN36 (được công bố tại tỉnh Bình Thuận ngày 10/4, sau 3 lần có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2).

Sáng 27/4, Bộ Y tế ghi nhận thêm 3 ca nghi ngờ tái dương tính gồm: 1 trường hợp được điều trị tại BVĐK tỉnh Bắc Ninh (BN74); 2 trường hợp tại BV dã chiến Củ Chi (BN207 và BN224).

Theo các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới cho thấy khoảng 3-10% bệnh nhân ở Vũ Hán, Hồ Bắc (Trung Quốc) “tái dương tính” với SARS-CoV-2 chủng mới sau khi xuất viện. Một thông báo ở Hàn Quốc ngày 14/4 có 116 BN Covid-19 ở nước này được cho là đã khỏi bệnh nhưng lại cho kết quả dương tính sau khi xét nghiệm.

Lý giải về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, có 3 khả năng xảy ra. Thứ nhất, có thể người bệnh chưa khỏi bệnh hoàn toàn, trong quá trình điều trị chưa đào thải hết mầm bệnh, virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể, đặc biệt trong tế bào niêm mạc phổi. Thứ hai, khả năng những người đã khỏi bệnh nhưng trong quá trình đào thải virus nhưng ở dạng bất hoạt - xác virus. Khi làm khuếch đại gen, chúng ta xác định được gen của virus. Trường hợp này đào thải ra mầm bệnh nhưng mầm bệnh không hoạt động được. Thứ ba, trường hợp người lành mang trùng (hiện có một trường hợp). Điều này có thể xảy ra khi cơ thể con người ta chưa sản xuất đủ kháng thể để có thể khống chế, kiểm soát và tiêu diệt được virus này.

Về nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ra cộng đồng từ những trường hợp dương tính trở lại nói trên, trao đổi với báo Phụ nữ Thủ đô, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng điều này hầu như không có. Bởi, giả sử trong trường hợp bệnh nhân này còn sót lại một ít virus thì nó cũng đã suy yếu, không có khả năng gây bệnh. Về một số ý kiến cho rằng đây là chủng mới của virus, ông Nga cho rằng khả năng này là rất ít bởi trên thực tế ở một số nước vẫn có những trường hợp cho kết quả dương tính trở lại. “Qua ghi nhận chưa thấy báo cáo này nói về việc những người này gây bệnh trở lại cả” - PGS.TS Nga thông tin.

Đồng tình với những quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc BV Phổi TƯ cho biết thêm: Việc bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh mà vẫn có kết quả dương tính lại, không phải là hiện tượng mới. Có thể có trường hợp bệnh nhân đã hết virus, đã khỏi nhưng xác virus vẫn bị bài xuất ra khỏi phổi, lúc này việc xét nghiệm ở những hệ thống nhạy vẫn cho kết quả dương tính.

Cũng có thể do miễn dịch đối với loại virus này không bền vững, nên cơ thể bệnh nhân không còn kháng thể nữa, rồi bị nhiễm trở lại bởi chủng đó; hoặc do bị tái nhiễm, nhưng ở một tuýp SARS-CoV-2 khác, thậm chí bởi một chủng virus corona khác; Hoặc không loại trừ sai sót của xét nghiệm trước khi bệnh nhân ra viện, hay ngay cả sau đó - tức là khi làm xét nghiệm lại.

“CDC Hàn Quốc nhận định rằng, những người nào đã sản sinh đủ kháng thể trong người không thể tái lây nhiễm từ ngoài vào. Virus có trong người bệnh tái dương tính không đủ khả năng lây nhiễm hoặc gây nguy hiểm cho người hoặc vật nuôi khác” - ông Nhung dẫn chứng. Bên cạnh đó, thực nghiệm mà người ta thấy ở Trung Quốc khi họ cho 4 chú khỉ lây nhiễm SARS-CoV-2 và khỏi bệnh sau 28 ngày. Sau đó họ cố gắng làm lây nhiễm lại cho các chú khỉ này thì không làm được. Tại thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc, nghiên cứu trên 38 bệnh nhân dương tính trở lại với SARS-CoV-2 cũng cho thấy, tất cả những người tiếp xúc với 38 bệnh nhân trên đều âm tính tới SARA-CoV-2.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung cũng khuyến cáo: Người bệnh cần tiếp tục theo dõi và thực hiện tự cách ly nghiêm ngặt dù đã xác định là âm tính hay khỏi bệnh.

YÊN HƯNG 

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.