“Nhân đôi đề kháng”, bảo vệ trẻ trước nguy cơ dịch bệnh

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chương trình hành động Quốc gia "Nhân đôi đề kháng" – Bảo vệ "những cây non" trước giông bão của nhiều dịch bệnh được thực hiện bởi Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đang diễn ra trên toàn quốc, mang đến cho hơn 30.000 phụ huynh những giải pháp tăng cường đề kháng cho trẻ đúng cách.

Thời gian gần đây, dịch bệnh sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, thủy đậu đang diễn biến khó lường, nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ. PGS.TS.BS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: Trong gần 2 năm trở lại đây, sau khi kết thúc giãn cách xã hội kéo dài, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh nhiễm trùng tăng lên, ghi nhận nhiều ca bệnh nặng, thời gian xuất hiện bệnh không tuân theo quy luật thông thường, thời gian mắc bệnh kéo dài hơn.

Lý giải điều này, BS Thúy cho hay, đây là hậu quả của tình trạng "nợ miễn dịch" để lại một khoảng trống lớn chưa được bù đắp. Điều này khiến trẻ khi va chạm với các loại virus, vi khuẩn quen mặt như tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết… có nhiều phản ứng hơn, sốt cao và có nhiều triệu chứng nặng nề hơn. Vì vậy, sau kỳ nghỉ hè 2-3 tháng và thời điểm chuẩn bị giao mùa là lúc các bậc cha mẹ rất cần kiến thức để giúp "Nhân đôi đề kháng" cho trẻ.

“Nhân đôi đề kháng”, bảo vệ trẻ trước nguy cơ dịch bệnh - ảnh 1
Phụ huynh và học sinh tham gia chương trình "Nhân đôi đề kháng" (Ảnh: BTC).

Trong khi đó, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, lại thêm thiếu hụt miễn dịch sau giai đoạn giãn cách xã hội nên giai đoạn này trẻ cần bổ sung miễn dịch để bù đắp lại thiếu hụt, nhân đôi lên để hệ miễn dịch được phát triển bình thường. Để nhân đôi đề kháng, dinh dưỡng là yếu tố then chốt giúp tăng cường đề kháng cho trẻ.

Muốn vậy, cha mẹ cần đảm bảo các bữa trong ngày cho trẻ đầy đủ các nhóm chất như: Acid béo omega 3, omega 6, sắt, kẽm, đồng, vitamin C, B12, B6, E… Đặc biệt, trong số các vi chất, bộ đôi sắt và kẽm có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Sắt tham gia vào quá trình sản sinh các tế bào miễn dịch Lympho T - hỗ trợ chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Khi cơ thể trẻ thiếu sắt thì hệ miễn dịch suy giảm.

Cùng với sắt, kẽm cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch, khi vừa là thành phần, vừa là chất xúc tác tăng cường sản xuất các yếu tố miễn dịch (miễn dịch tế bào, miễn dịch thích ứng). Từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Thiếu kẽm và thiếu sắt ở trẻ cũng khiến ba mẹ khó nhận biết. Theo khảo sát của tổ chức dinh dưỡng Đông Nam Á (Seanuts), bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt Nam cung cấp thiếu đến 50% nhu cầu một số vi chất như vitamin A, B1, C, D3, sắt, kẽm, canxi… trong đó điển hình là thiếu kẽm và sắt. "Vì vậy tăng cường dinh dưỡng với đầy đủ kẽm sắt cho nhu cầu hàng ngày là giải pháp quan trọng trong tăng cường đề kháng cho trẻ" - BS Diệu Thúy lưu ý.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường phòng chống dịch bệnh trong giai đoạn giao mùa

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường phòng chống dịch bệnh trong giai đoạn giao mùa

(PNTĐ) - Trước diễn biến phức tạp của các bệnh truyền nhiễm trong nước và quốc tế, Bộ Y tế vừa có Công văn số 2513/BYT-PB gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa và mùa hè 2025.
Những mũi vắc xin ấm tình đồng đội

Những mũi vắc xin ấm tình đồng đội

(PNTĐ) - Chiến tranh đã lùi xa, nhưng dấu tích của nó vẫn hiện diện trên cơ thể và ký ức của biết bao người lính. Họ - những cựu chiến binh, thương binh, bệnh binh, những người có công với cách mạng đã hy sinh một phần máu thịt vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Tri ân những người đã cống hiến cho đất nước, trung tâm tiêm chủng VNVC đã tổ chức tiêm gần 5.000 mũi vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng, cùng nhiều quà tặng sức khỏe khác.
Trầm cảm ở tuổi vị thành niên

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên

(PNTĐ) - Trầm cảm là vấn đề phổ biến ở tuổi vị thành niên. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 10-20% trẻ vị thành niên trải qua ít nhất một rối loạn tâm thần, trong đó trầm cảm là phổ biến nhất.