Nhân viên y tế ở Đà Nẵng ngất xỉu vì làm việc quá sức đã ổn định sức khoẻ

Chia sẻ

Chị Đặng Thị Thu Hà cho biết, do bản thân mình làm việc quá sức nên đã bị ngất xỉu, hiện tại sức khỏe đã ổn định, xin nghỉ phép ít ngày và sẽ tiếp tục cuộc chiến đẩy lùi COVID-19.

Trưởng Trạm y tế Võ Thị NgaTrưởng Trạm y tế Võ Thị Nga. 

Sáng 2/8 đông đảo người dân Đà Nẵng xôn xao trước hình ảnh một nữ nhân viên Y tế đang công tác tại Trạm Y tế phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng) bị ngất xỉu, phải thở ô xy do làm việc quá sức cả tuần trời. Đó là chị  Đặng Thị Thu Hà,  48 tuổi,  đã có thâm niên công tác tại Trạm Y tế Minh Hòa gần 20 năm.

Chị Đặng Thị Thu Hà được thở oxy sau khi ngất xỉuChị Đặng Thị Thu Hà được thở oxy sau khi ngất xỉu

Theo thông tin từ Bác sĩ Phạm Phú Điềm (Phó GĐ Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu), nguyên nhân chị Hà bị ngất xỉu, phải thở ô xy do hơn 1 tuần phải đi quá nhiều nơi để truy tìm F1 và tuyên truyền người dân đi cách ly khiến việc ăn uống, ngủ nghỉ bất thường dẫn tới kiệt sức.

Chiều 3/8, bà Võ Thị Nga (Trạm trưởng trạm Y tế phường Hòa Minh) cho biết:  “Những ngày qua do trên địa bàn phường có 3 bệnh nhân nhiễm COVID-19 nên khối lượng công việc nhiều, các nhân viên y tế làm việc không quản ngày đêm, ăn uống lại thất thường. Chị Hà là một trong những nhân viên nhiệt huyết trong việc truy vết các F1, F2 cũng như thực hiện công tác hỗ trợ để đưa người đi cách ly”. 

Cũng theo trạm trưởng Võ Thị Nga, lúc 7h30 sáng 2/8 chị Hà được chồng chở đến làm việc, khi chị vừa bước xuống xe máy thì bị ngã xuống và ngất xỉu. “Các nhân viên y tế nhanh chóng đưa chị Hà vào để cấp cứu, cho thở ô xy”, chị Nga nói.

Nói thêm về trường hợp nhân viên của mình ngất xỉu do làm việc quá sức, trạm trưởng cho biết trước khi xảy ra việc thì ngày 1/8 chị đã làm việc từ sáng tinh mơ đến hơn 21h đêm mới được trở về nhà nên dẫn đến việc ngất xỉu do quá sức.

Hiện tại Trạm đã cho chị Hà tạm thời nghỉ phép để ổn định sức khỏe tại nhà, khi nào cảm thấy sức khỏe tốt thì có thể quay trở lại đi làm. 

Cũng trong chiều 3/8 trao đổi qua điện thoại với chúng tôi, chị Đặng Thị Thu Hà cho biết: “Hiện sức khỏe của tôi đã cơ bản ổn định, ăn uống và ngủ nghỉ cũng tốt hơn, tuy nhiên cũng cần một thời gian ngắn nữa để phục hồi sức khỏe hoàn toàn”.

Trạm Y tế Minh HoàTrạm Y tế Minh Hoà

 Cũng theo chị Hà, bản thân là nhân viên của Trạm Y tế, trên địa bàn lại có đến 3 bệnh nhân mắc COVID-19 nên khối lượng công việc quá nhiều. Chị nói: “Bản thân tôi cũng có tuổi nên sức khỏe không được tốt, những ngày vừa qua tôi làm việc không kể ngày đêm, việc ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ cũng bị đảo lộn khiến cơ thể không kịp thích nghi nên dẫn đến kiệt sức”.

 “Ngày 1/8 tôi làm việc từ sáng sớm đến khuya mới về nhà, trong khi đó bản thân do quá mệt nên cũng không muốn ăn uống gì. Thấy tôi trở về nhà mệt mỏi nên chồng cũng động viên nhiều và nói sẽ chở đi làm bởi anh ấy sợ tôi không thể tự chạy xe máy đến nơi làm việc. Tuy nhiên, khi chiếc xe máy vừa đến trạm thì bất ngờ bản thân tôi thấy người quay cuồng và ngất xỉu”, chị Hà nói. 

Qua điện thoại, chị Hà cũng cho biết bản thân sẽ xin phép nghỉ ngơi ít ngày để sức khỏe ổn định hoàn toàn rồi sẽ quay lại cùng đồng nghiệp chiến đấu góp phần đẩy lùi dịch COVID-19 ở Đà Nẵng.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

​  Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

​ Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

(PNTĐ) - UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Theo đó, để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Sở Y tế theo dõi sát, đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch trên địa bàn thành phố; có giải pháp khắc phục kịp thời các khó khăn, tồn tại; tham mưu UBND thành phố các văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố kịp thời, phù hợp, không để dịch lây lan, bùng phát.
Liên tiếp 3 trẻ đuối nước nghiêm trọng: Cảnh báo khi mùa hè đang đến gần

Liên tiếp 3 trẻ đuối nước nghiêm trọng: Cảnh báo khi mùa hè đang đến gần

(PNTĐ) - Dù mới bước vào đầu hè, nhưng chỉ trong 3 ngày cuối tuần vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận 3 bệnh nhi đuối nước nghiêm trọng, nguy kịch tính mạng. Đuối nước ở trẻ em thường là hậu quả do sự hiếu động của trẻ nhỏ, sự bất cẩn của người lớn khi trông trẻ và hệ thống sông ngòi, ao hồ, bể bơi... chưa đảm bảo điều kiện an toàn.