Nhiễm trùng sau khi tiêm Filler: Lời cảnh tỉnh cho việc làm đẹp tại cơ sở không uy tín

THU HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Xu hướng làm đẹp bằng chất làm đầy như tiêm filler ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Phương pháp này được đánh giá là ít xâm lấn, hiệu quả cao, nhưng cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, hiện có không ít cơ sở làm đẹp không đủ điều kiện, không có bác sĩ chuyên khoa được cấp phép nhưng vẫn thực hiện các kỹ thuật mang tính chất xâm lấn.

Thời gian gần đây, Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận nhiều trường hợp biến chứng sau tiêm Filler, đặc biệt là dịp trước Têt Nguyên đán vừa qua. Trong đó có một bệnh nhân nữ, 36 tuổi, được tiêm filler vùng cằm tại 1 spa ở TP. Hồ Chí Minh và bệnh nhân không biết mình được tiêm sản phẩm filler gì.

Sau tiêm 1 ngày, bệnh nhân xuất hiện khối sưng, nóng, đỏ, đau vùng cằm, kèm các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt. Bệnh nhân tự sử dụng thuốc kháng sinh nhưng tổn thương không hết. Sau đó, khi bắt đầu có dấu hiệu chảy dịch, mủ trong khoang miệng thì bệnh nhân đã đến khám tại Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng - Bệnh viện Da liễu Trung ương.

Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị áp xe cằm sau tiêm filler; được chỉ định chích rạch lấy khối filler nhiễm trùng ở vùng cằm, điều trị thuốc toàn thân kết hợp với chăm sóc tại chỗ, các triệu chứng sưng nóng đỏ đau vùng cằm giảm dần. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn có nguy cơ tái phát do không thể lấy bỏ toàn bộ filler ra khỏi vùng tổn thương và vùng cằm để lại sẹo.

ThS.BS Vũ Nguyên Bình - Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng (Bệnh viện Da liễu TƯ) cho biết: Tiêm filler là thủ thuật phải được tiến hành bởi bác sỹ được đào tạo chuẩn. Tuy nhiên với tâm lý ngại đến bệnh viện, ngại phải chờ đợi, thích giá rẻ, nhiều người lựa chọn điều trị tại các cơ sở thẩm mỹ “chui”, bởi những người không có tay nghề, những “bác sĩ tay ngang”. Nhiều cơ sở thẩm mỹ sử dụng sản phẩm filler không rõ nguồn gốc, kém chất lượng hoặc đã bị cấm sử dụng.

Điều này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tắc mạch, hoại tử tổ chức, có thể gây mù vĩnh viễn nếu khối filler làm tắc động mạch mắt. Ngoài ra, nếu sử dụng filler kém chất lượng hoặc bị cấm sử dụng sẽ hình thành nên các dị vật trong da, u hạt, khối sưng viêm, gây nên tình trạng nhiễm trùng tái phát nhiều đợt, khó có thể điều trị dứt điểm.

Nhiễm trùng sau khi tiêm Filler: Lời cảnh tỉnh cho việc làm đẹp tại cơ sở không uy tín - ảnh 1
Hình ảnh tổn thương sưng đỏ vùng cằm của bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Vì vậy, BS Binh khuyến cáo, người dân nếu có nhu cầu làm đẹp nên thực hiện thủ thuật tiêm filler tại các cơ sở y tế uy tín, các bệnh viện được cấp phép hoạt động. Cần hỏi kỹ các thông tin về loại filler sắp sử dụng, người sẽ thực hiện thủ thuật tiêm filler, để tránh các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Tin cùng chuyên mục

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

(PNTĐ) - Cận thị đang trở thành một vấn nạn liên quan đến sức khỏe và kinh tế xã hội toàn cầu và là loại tật khúc xạ mắc phải phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ hè, các con càng dễ bị cận thị, tăng độ hoặc nhanh mỏi mắt khi đi học trở lại.
Tăng cường hợp tác, ứng dụng công nghệ mới trong y khoa

Tăng cường hợp tác, ứng dụng công nghệ mới trong y khoa

(PNTĐ) - Sáng 17/7/2024, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và công ty Fujifilm Việt Nam đã tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ; hợp tác triển khai các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là lĩnh vực nội soi tiêu hóa; tập trung nghiên cứu khoa học, trao đổi để tiếp cận công nghệ mới; thúc đẩy nghiên cứu phát triển những kỹ thuật mới đang được ứng dụng ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Châu Âu.
Hà Nội: Ghi nhận 11 ổ dịch sốt xuất huyết mới

Hà Nội: Ghi nhận 11 ổ dịch sốt xuất huyết mới

(PNTĐ) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/7 đến ngày 12/7) toàn thành phố ghi nhận 109 ca mắc sốt xuất huyết tại 20 quận, huyện; trong đó huyện Đan Phượng có số mắc cao với 43 ca. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, ghi nhận 1.166 ca mắc, 0 tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023 (990/0).