Sở Y tế Hà Nội đẩy mạnh phong trào hiến máu tình nguyện trong toàn ngành

LÝ THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Năm 2024, Sở Y tế Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong ngành đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện tới cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; phấn đấu tăng số đơn vị máu tiếp nhận nhiều hơn so với năm 2023 (dự kiến tăng 10%).

Theo thống kê, năm 2023, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai thực hiện công tác vận động, tổ chức hiến máu tình nguyện trong toàn ngành Y tế Hà Nội với sự tham gia của 1.635.000 cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế.

Cụ thể, Sở Y tế Hà Nội đã thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội, các cấp lãnh đạo về công tác hiến máu tình nguyện năm 2023.

Sở Y tế Hà Nội đẩy mạnh phong trào hiến máu tình nguyện trong toàn ngành - ảnh 1
Đông đảo cán bộ, nhân viên y tế từ các quận, huyện hào hứng hiến máu cứu người năm 2023. Ảnh: NIHBT

Đồng thời, phối hợp Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức 2 đợt hiến máu tình nguyện với các thông điệp: “Hiến giọt máu đào – Trao đời sự sống”; “Mỗi giọt máu cho đi – Một cuộc đời ở lại”. Thời gian tổ chức hiến máu 2 đợt: đợt 1 từ ngày 24/04/2023 đến ngày 27/04/2023; đợt 2 từ ngày 05/9/2023 đến ngày 08/9/2023.

Kết quả đã có 41 bệnh viện công lập, 5 trung tâm chuyên khoa và 30 trung tâm y tế quận/huyện/thị xã tham gia hiến máu nhân đạo, hiến thành công 1.635.000 đơn vị máu. Một số bệnh viện chủ động phối hợp Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tổ chức hiến máu tình nguyện tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội…

Bước sang năm 2024, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục duy trì 3 điểm cố định lấy máu tình nguyện tại Trung tâm Y tế Hoàn Kiếm, Thanh Xuân và Đống Đa. Các đơn vị trong ngành chủ động kết hợp Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tuyên truyền vận động sinh viên, học sinh thực tập, người nhà bệnh nhân tham gia hiến máu tình nguyện. 

Bên cạnh đó, Sở Y tế phối hợp Công đoàn ngành Y tế Hà Nội xây dựng Kế hoạch vận động, tổ chức hiến máu tình nguyện ngành Y tế Hà Nội năm 2024, phấn đấu tăng số đơn vị máu tiếp nhận nhiều hơn so với năm 2023 (dự kiến tăng 10%).

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.