Những điều nên tránh khi uống trà

Chia sẻ

Uống nước trà ngay sau khi ăn sẽ làm giảm sự hấp thụ chất sắt từ thức ăn. Do đó những người có thói quen uống trà kiểu này dễ bị thiếu sắt.

 

1. Uống trà đặc lúc bụng đói

 

Theo The Health, uống trà khi đói sẽ khiến cho chức năng của thận hoạt động quá mức. Từ đó dẫn đến các triệu chứng tiểu rắt, chóng mặt, tim đập loạn nhịp, chân run, kích thích niêm mạc dạ dày, ức chế dịch vị tiết ra khiến ta có cảm giác khó chịu, quay cuồng như bị "say trà".

 
tra-6971-1383626085.jpg

Không nên uống trà lúc đói bụng. Ảnh: ehow.

 

2. Dùng nước trà trước khi ăn cơm

 

Nước trà hấp thụ vào cơ thể sẽ làm loãng dịch tiêu hóa trong dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa thức ăn.

 

3. Uống nước trà ngay sau khi ăn

 

Uống nước trà ngay sau khi ăn sẽ làm giảm sự hấp thụ chất sắt từ thức ăn. Do đó những người có thói quen uống trà kiểu này dễ bị thiếu sắt, từ đó dẫn đến thiếu máu. Đặc biệt đối với người già uống nhiều trà đặc dễ bị chứng táo bón.

 

4. Uống trà gần thời điểm đi ngủ

 

Thành phần của trà có chứa caffein, chất này có tác dụng kích thích thần kinh, gây hưng phấn. Do đó các nhà khoa học khuyên không nên uống trà 2-3 tiếng trước khi đi ngủ. Tốt nhất nên dùng trà một cách có chừng mực, không nên uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của thận và tim.

 

5. Mắc bệnh tim, thận, phù thũng không nên uống trà

 

Nghiên cứu lâm sàng cho thấy các bệnh nhân tim, thận, phù thũng uống nhiều trà sẽ khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn.

 
Theo Vnexpress

Tin cùng chuyên mục

Dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc sỏi thận

Dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc sỏi thận

(PNTĐ) - Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người trên toàn thế giới, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa và kiểm soát tình trạng này thông qua một chế độ ăn uống khoa học.
Việt Nam đạt nhiều tiến bộ vượt bậc trong nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em

Việt Nam đạt nhiều tiến bộ vượt bậc trong nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em

(PNTĐ) - Theo báo cáo mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc tăng cường tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em, đưa công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng vaccine tiến lên một tầm cao mới.
Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.