Phụ nữ bị bệnh tiểu đường có thai nên thận trọng

Chia sẻ

PNTĐ-Phụ nữ có thai bị bệnh tiểu đường loại nào thì quanh thời kì sinh đẻ đều có tỉ lệ phát bệnh và tử vong cao

 
Phụ nữ có thai nếu trước khi có thai đã bị bệnh tiểu đường rồi thì việc mang thai đối với bản thân người bệnh không dẫn đến làm tăng thêm bất cứ một nguy hiểm lớn nào. Nhưng đối với những người đến thời kì mang thai bị thêm cả bệnh tiểu đường, thì có khoảng 20%-30% phát triển thành bệnh tiểu đường trên lâm sàng, đặc biệt là những thai phụ và gia tộc có người bị bệnh tiểu đường. Bất luận là phụ nữ có thai bị bệnh tiểu đường loại nào thì quanh thời kì sinh đẻ đều có tỉ lệ phát bệnh và tử vong cao. Các bệnh bội nhiễm thường thấy có bệnh cao huyết áp khi có thai, bệnh nước ối quá nhiều, bị cảm nhiễm ở đường niệu, bị viêm bể thận...
 
Bệnh tiểu đường đối với thai nhi là một nhân tố nguy hiểm lớn. Phụ nữ bị bệnh tiểu đường trong thời kì có thai, đường trong máu lên cao, qua đế cuống rốn vào trong cơ thể thai nhi. Để tiêu hao số đường này, thai  nhi phải tiêu hao mất nhiều oxy, dễ tạo thành thiếu oxy và ngạt thở trong tử cung, thậm chí tử vong. Do vì đường huyết của thai nhi sóng động và trúng độc acid, có thể  tạo nên tình huống thai nhi đột nhiên tử vong trước khi chào đời. Để tránh thai nhi chết trong tử cung, bác sĩ thường phải cân nhắc giữa 2 nguy cơ là đẻ non và chết khi sinh. Nói chung ở trong tình trạng này thì khi có thai được 36-37 tuần nên cho bà bầu sinh đẻ là vừa. Cho dù có cung cấp đủ oxy cho tử cung, đường huyết quá cao trong huyết dịch thai nhi sẽ kích thích insulin để chuyển hóa đường quá dư thừa thành mỡ tích tồn trong cơ thể thai nhi, làm cho thể trọng thai nhi tăng thêm nhiều, thành sản nhi to lớn.
 
Những thai phụ bị bội nhiễm bệnh tiểu đường có khoảng 25% là sản nhi to lớn. Những sản nhi này trọng lượng tuy rất nặng, nhưng thể chất lại rất yếu đuối, tỉ lệ phát sinh dị dạng tự bẩm sinh cũng cao gấp 2-3 lần so với những sản nhi của người phụ nữ bình thường. Những sản nhi to lớn còn tăng thêm nguy cơ gây khó đẻ và bị thương khi đẻ. Sau khi ra đời, sản nhi do vì đứt đoạn dẫn thành phần đường của cơ thể người mẹ nên sẽ sinh ra đường thấp trong máu.
 
Nếu không tiến hành điều trị có tính đề phòng thì dễ phát sinh tai biến bất ngờ. Đường trong máu thai nhi quá cao còn có thể gây nên sự thành thục phổi của thai nhi kéo chậm lại. Sau khi sinh ra đời dễ phát sinh hội chứng hô hấp bức bối khó chịu, cho dù xử lí có thỏa đáng đi nữa thì tỉ lệ tử vong quanh thời kì sinh đẻ của những thai nhi bị bệnh tiểu đường cũng cao tới khoảng 10%. Các công trình nghiên cứu còn phát hiện nếu người mẹ đã từng xuất hiện tình trạng acetone trong nước tiểu (bị bệnh oxomuria), thì đứa con sinh ra sau này sẽ bị tổn hại về trí tuệ.
 
BS Nông Thúy Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.