Tập thể dục: Duy trì chức năng tim mạch ở bệnh nhân ung thư vú

Chia sẻ
Một nghiên cứu được công bố tại Hội nghị chuyên đề ung thư vú Santonio 2018 đã chứng minh: Tập thể dục kéo dài một năm (bắt đầu từ tuần thứ 3 sau khi phẫu thuật ung thư vú) giúp bệnh nhân bảo tồn chức năng tim mạch trong quá trình điều trị bổ trợ sau đó.
 
Tập thể dục: Duy trì chức năng tim mạch ở bệnh nhân ung thư vú - ảnh 1
Ảnh minh họa
Theo đó, nghiên cứu được thực hiện trên 545 phụ nữ mắc ung thư vú giai đoạn I hoặc II sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u. Việc thể dục diễn ra ngoài trời bao gồm: kết hợp thể dục nhịp điệu, bài tập chịu sức nặng và kéo dãn, cho phép duy trì phục hồi chức năng tim mạch. 
 
Khoảng 22% của cả hai nhóm có di căn hạch và khoảng 70% phụ nữ ở cả hai nhóm đều trải qua phẫu thuật bảo tồn vú, 80% được xạ trị, gần 60% được điều trị nội tiết. Hơn một nửa của cả hai nhóm trải qua hóa trị. Khoảng một nửa trong số những bệnh nhân này đã nhận được điều trị bằng phác đồ có anthracycline và khoảng 40% có taxane. Ba tuần sau khi phẫu thuật bệnh nhân được chỉ định ngẫu nhiên tham gia chương trình thể dục 12 tháng hoặc chăm sóc thông thường.
 
Bệnh nhân được hướng dẫn các bài tập thể dục nhip điệu cường độ trung bình đến cao và các bài tập chịu sức nặng, kéo giãn. Bệnh nhân tập thể dục cùng nhau hai lần một tuần trong 60 phút mỗi buổi và được hướng dẫn tập thể dục tại nhà thêm 120 phút mỗi tuần để đạt được tổng cộng 240 phút mỗi tuần hoạt động. Chức năng tim mạch sẽ được ghi nhận trước phẫu thuật, sau 6 tháng và sau 12 tháng.
 
Kết quả sau 12 tháng cho thấy bệnh nhân ở nhóm có thể dục có chức năng tim mạch gần như đương tương với trước khi phẫu thuật, trong khi những bệnh nhân chỉ nhận được chăm sóc thông thường có sự suy giảm chức năng tim mạch (giảm 3,8% VO2max so với trước khi phẫu thuật, P<0,01).
 
“Điều đáng chú ý là đối với tất cả các nhóm bệnh nhân- dù họ có được hóa trị hay không thì thể dục đều đêm lại tác động tốt tới sức khỏe bệnh nhân. Chức năng tim mạch là sự phản ánh chức năng thể chất của bệnh nhân sau này trong cuộc sống, chức năng tim mạch kém sẽ làm tăng nhạy cảm trước các biến cố và sự sống còn, vì vậy suy giảm chức năng tim mạch là một vấn đề quan trọng” - Tiến sĩ Inger Thune, Bệnh viện Đại học Oslo, Na Uy (tác giả của nghiên cứu) cho biết.
 
Đồng tình với quan điểm trên, BS Kent Ostern (đại học Y Baylor, Houston, Texas) cũng khuyên rằng, bệnh nhân nên tập thể dục trong suốt quá trình điều trị, trái ngược với một số bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân được khuyên rằng bệnh nhân nên được nghỉ ngơi sau khi được chẩn đoán và điều trị.
 
         BS. Nguyễn Duy Khoa
(Khoa Nội TYC III- bệnh viện Ung bướu Hà Nội)
 

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.