Thoái hóa khớp gối ở người trung niên và cao tuổi

ThS. BSNT. Đặng Nhật Quang
Chia sẻ

(PNTĐ) - Người trung niên và cao tuổi thường xuyên có biểu hiện đau tại khớp gối. Không chỉ ảnh hưởng tại thời điểm mắc bệnh, mà bệnh còn để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa là một quá trình diễn biến tự nhiên theo tuổi gây tổn thương các cấu trúc giải phẫu ở khớp gối như: xương, sụn khớp, dây chằng và màng hoạt dịch… quá trình này kéo dài gây mất tính đàn hồi, mất dần lớp sụn khớp và giảm khả năng hoạt động, dẫn đến sự “cọ xát” tăng lên giữa các bộ phận khớp, gây ra viêm và đau khớp gối, làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

Hiện nay, tuổi thọ của người dân ngày càng tăng theo sự phát triển của khoa học và y tế, điều này cũng đồng nghĩa với sự gia tăng tỷ lệ các bệnh lý thoái hóa ở người cao tuổi. Trong số đó, bệnh lý về khớp gối chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh lý thoái hóa xương khớp, ước tính vào khoảng 240 người /100.000 dân mỗi năm.

Yếu tố nguy cơ dẫn tới thoái hóa khớp gối

Trọng lượng cơ thể lớn; hội chứng chuyển hóa (béo phì, mỡ máu cao, tăng huyết áp, đái tháo đường); di truyền; tiền sử chấn thương vùng gối; vận động viên thể thao (bóng đá, tennis hoặc chạy đường dài)... là những yếu tố nguy cơ dẫn tới thoái hóa khớp gối.

Khi gặp phải bệnh lý này, người bệnh thường có các triệu chứng: Đau vùng gối, đau vào ban đêm và khi nghỉ ngơi, đau tăng lên khi vận động dẫn tới hạn chế chức năng của khớp gối; sưng nề, tràn dịch khớp gối; cứng khớp gối, thường vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi một thời gian dài; người bệnh thường có dáng đi “giảm đau” bằng cách khép chân, chùng gối, chụm ngón chân khi đi; cảm giác “lạo xạo” trong khớp khi vận động.

Thoái hóa khớp gối ở người trung niên và cao tuổi - ảnh 1
Ảnh minh họa

Nếu có kèm theo tình trạng tràn dịch khớp gối, người bệnh có thể mắc phải các bệnh lý tự miễn (viêm khớp dạng thấp, bệnh khớp vẩy nến và các bệnh tự miễn khác). Các bệnh lý này thường có tính đối xứng, nghĩa là nó thường ảnh hưởng đến cùng một khớp cả ở 2 bên cơ thể. Bệnh lý khớp gây ra phản ứng viêm khiến khớp gối trở nên cứng và đau khi vận động. Các bệnh lý khớp tiến triển dẫn tới hậu quả cuối cùng là viêm xương khớp, thoái hóa khớp.

Phòng ngừa và điều trị bệnh như thế nào?

Để chẩn đoán thoái hóa khớp gối cần phải được thăm khám lâm sàng bởi bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp. Hình ảnh chụp X-Quang và cộng hưởng từ có thể giúp chẩn đoán bệnh cũng như đánh giá giai đoạn bệnh.

Để phòng ngừa thoái hóa khớp gối nên duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân đối duy trì cân nặng phù hợp, tập luyện thường xuyên nhưng không quá sức và tránh các hoạt động gây tổn thương khớp gối.

Khi đã bị thoái hóa khớp gối, việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm vật lý trị liệu, dùng thuốc giảm đau và chống viêm, tiêm nội khớp; trong một số trường hợp, khi tình trạng thoái hóa khớp ở mức độ nặng, phẫu thuật thay khớp gối là phương pháp điều trị giúp bệnh nhân trở lại sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nói chung, đau khớp gối ở người trung niên và cao tuổi là một vấn đề phức tạp với nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù không thể hoàn toàn ngăn chặn, nhưng việc hiểu rõ nguyên nhân và các phương pháp phòng ngừa có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bởi vậy, khi có các triệu chứng nhận diện như trên, người bệnh nên khám ngay bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để có thể được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi giảm nhẹ, tiếp tục giám sát chặt các ổ dịch cũ

Hà Nội: Ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi giảm nhẹ, tiếp tục giám sát chặt các ổ dịch cũ

(PNTĐ) - Trong tuần từ 13/6 đến 20/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội có những chuyển biến tích cực, nhiều bệnh truyền nhiễm ghi nhận số mắc giảm so với tuần trước. Tuy nhiên, một số bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, đòi hỏi công tác giám sát, xử lý dịch phải tiếp tục được tăng cường.
Tự ý phá thai bằng thuốc ở tuần thai thứ 26: Sản phụ nguy kịch, phải cắt tử cung để giữ mạng sống

Tự ý phá thai bằng thuốc ở tuần thai thứ 26: Sản phụ nguy kịch, phải cắt tử cung để giữ mạng sống

(PNTĐ) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới đây tiếp nhận một trường hợp sản phụ nguy kịch do tự ý phá thai bằng thuốc không rõ nguồn gốc tại nhà. Đây là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, không chỉ đe dọa trực tiếp tính mạng người mẹ, mà còn khiến các bác sĩ buộc phải cắt tử cung để giữ lại mạng sống, đồng nghĩa với việc sản phụ vĩnh viễn mất khả năng sinh con.
Tôn vinh các nhà báo tiên phong trong truyền thông phòng chống bệnh không lây nhiễm

Tôn vinh các nhà báo tiên phong trong truyền thông phòng chống bệnh không lây nhiễm

(PNTĐ) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã phối hợp cùng tổ chức HealthBridge Việt Nam long trọng tổ chức Lễ trao giải báo chí “Truyền thông về phòng chống bệnh không lây nhiễm” nhằm ghi nhận và tôn vinh những đóng góp nổi bật của đội ngũ báo chí trong nâng cao nhận thức cộng đồng về các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là đồ uống có đường.
Sở Y tế Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số “Nâng cao hiệu quả và bảo mật dữ liệu”

Sở Y tế Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số “Nâng cao hiệu quả và bảo mật dữ liệu”

(PNTĐ) - Sở Y tế Hà Nội vừa tổ chức hội nghị chuyển đổi số với chủ đề “Nâng cao hiệu quả và bảo mật dữ liệu”, nhằm hướng tới xây dựng một hệ thống y tế thông minh, hiện đại và chuyên nghiệp. Hội nghị có sự tham gia của đại diện các bệnh viện công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố cùng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin và an ninh mạng.
Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng có xu hướng gia tăng mạnh

Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng có xu hướng gia tăng mạnh

(PNTĐ) - Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua (từ 6/6 đến 13/6), số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn đã ghi nhận sự gia tăng, báo hiệu một mùa dịch tiềm ẩn. Đáng chú ý, tay chân miệng tiếp tục tăng mạnh, trong khi sởi có xu hướng giảm nhưng vẫn ghi nhận nhiều ca bệnh ở các nhóm tuổi.