Tiêm phòng ung thư cổ tử cung cho bé gái, thời điểm nào phù hợp?

BS Đoàn Thị Khánh Châm Quản Lý Y khoa vùng 2 - miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo thống kê, virus u nhú ở người (HPV) có liên quan đến hơn 90% ca ung thư hậu môn và cổ tử cung. Khoảng 80% phụ nữ có nguy cơ nhiễm virus HPV ít nhất một lần trong đời, bất kể đã có quan hệ tình dục hay chưa.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung cho bé gái, thời điểm nào phù hợp? - ảnh 1
Giai đoạn từ 9-14 tuổi là “độ tuổi vàng” trẻ cần tiêm vắc-xin HPV đủ liều, đúng lịch. Ảnh: VNVC

Nhiều bậc phụ huynh lầm tưởng rằng nếu trẻ chưa quan hệ tình dục thì không nhiễm virus HPV và không mắc bệnh ung thư cổ tử cung (UTCTC). Tuy nhiên đây là một quan điểm sai lầm khi virus HPV đang phổ biến và các bệnh ung thư do HPV đang trẻ hóa. Hy hữu có trường hợp bé gái 14 tuổi mắc UTCTC giai đoạn cuối khi mới qua chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên và chưa quan hệ tình dục. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội Y học Dự phòng Việt Nam khuyến cáo cần tiêm phòng UTCTC cho bé gái càng sớm càng tốt, từ độ tuổi 9-14 tuổi, vì đây là “tuổi vàng” có đáp ứng miễn dịch bảo vệ cao và hiệu giá kháng thể mạnh nhất. Nếu không sớm tiêm vắc xin, trẻ phải đối mặt với “khoảng trống miễn dịch” cho đến tuổi bắt đầu thực hiện các xét nghiệm tầm soát UTCTC (khoảng 21 tuổi).

Virus HPV có nhiều chủng khác nhau và khả năng tái nhiễm rất cao. Nếu đã từng nhiễm một tuýp HPV nào trước đây, vẫn nên tiêm vắc-xin để bảo vệ trước những tuýp virus HPV còn lại. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể sau khi bị nhiễm virus không đủ để phòng tránh nguy cơ tái nhiễm, nhưng vắc-xin lại có thể làm được điều này.

Trước lo lắng của nhiều phụ huynh về việc tiêm vắc-xin HPV có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, di truyền hay các phản ứng lâu dài hay không, các chuyên gia y tế cho biết: Vắc-xin phòng virus HPV là loại vắc-xin tái tổ hợp, không xâm nhập vào tế bào di truyền của con người, nên sẽ không gây ảnh hưởng đến di truyền hay hệ sinh sản của trẻ.

Theo Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, hiện nay, có vắc-xin Gardasil và Gardasil 9 là 2 loại phòng các ung thư do virus HPV. Trong đó, vắc-xin Gardasil tiêm cho trẻ em gái và phụ nữ từ 9 - 26 tuổi; giúp phòng ngừa 4 chủng virus HPV (6, 11, 16 và 18) gây UTCTC, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và các bệnh lý do nhiễm virus HPV. Lịch tiêm gồm 3 liều trong 6 tháng: Mũi 1 vào lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi; mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 2 tháng; mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.

Vắc-xin Gardasil 9 tiêm cho cả trẻ em trai, trẻ em gái, phụ nữ và nam giới từ 9 - 26 tuổi. Đây là vắc-xin thế hệ mới, giúp bảo vệ cơ thể khỏi 9 chủng virus HPV (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58) gây các bệnh nguy hiểm như UTCTC, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản… và các bệnh lý do virus HPV gây ra, hiệu quả lên đến trên 94%.

Với người từ tròn 9 - dưới 15 tuổi, tiêm mũi 1 vào lần đầu tiên trong độ tuổi; mũi 2 cách mũi 1 từ 6-12 tháng; nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng. Với người từ tròn 15 - dưới 27 tuổi, mũi 1 cũng tiêm vào lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi; mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 2 tháng; mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.

Trẻ em gái được khuyên nên tiêm đủ phác đồ 2-3 mũi vắc-xin tùy loại, tùy độ tuổi bắt đầu và không cần thiết phải tiêm lại sau khi hoàn thành lịch tiêm khuyến cáo.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

(PNTĐ) - Cận thị đang trở thành một vấn nạn liên quan đến sức khỏe và kinh tế xã hội toàn cầu và là loại tật khúc xạ mắc phải phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ hè, các con càng dễ bị cận thị, tăng độ hoặc nhanh mỏi mắt khi đi học trở lại.
Tăng cường hợp tác, ứng dụng công nghệ mới trong y khoa

Tăng cường hợp tác, ứng dụng công nghệ mới trong y khoa

(PNTĐ) - Sáng 17/7/2024, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và công ty Fujifilm Việt Nam đã tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ; hợp tác triển khai các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là lĩnh vực nội soi tiêu hóa; tập trung nghiên cứu khoa học, trao đổi để tiếp cận công nghệ mới; thúc đẩy nghiên cứu phát triển những kỹ thuật mới đang được ứng dụng ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Châu Âu.
Hà Nội: Ghi nhận 11 ổ dịch sốt xuất huyết mới

Hà Nội: Ghi nhận 11 ổ dịch sốt xuất huyết mới

(PNTĐ) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/7 đến ngày 12/7) toàn thành phố ghi nhận 109 ca mắc sốt xuất huyết tại 20 quận, huyện; trong đó huyện Đan Phượng có số mắc cao với 43 ca. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, ghi nhận 1.166 ca mắc, 0 tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023 (990/0).