Trà lên men Kombucha “gây sốt” trong giới trẻ: Thực hư công dụng?

YÊN HƯNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Vài năm trở lại đây, Kombucha trở thành đồ uống gây hot trên thị trường, được các bạn trẻ rất yêu thích bởi vị chua thanh, ngọt tự nhiên kèm quảng cáo rằng rất có lợi cho sức khỏe. Vậy kombucha được làm từ đâu? Công dụng có thực sự như lời giới thiệu?

Kombucha loại thức uống được lên men nhờ có con giống Scoby (tên viết tắt của cụm từ Symbiotic Colony of Bacteria and Yeast), được dịch là cộng sinh của vi khuẩn và nấm men. Bề ngoài Scoby trông giống cao su, tương đối dày và hình tròn có màu đục với mùi nhẹ như giấm. Kombucha được hình thành khi nuôi con giống Scoby trong nước trà đen hoặc trả xanh có đường. 

Trà lên men Kombucha “gây sốt” trong giới trẻ: Thực hư công dụng? - ảnh 1
TS Lê Đình Phái chia sẻ về công dụng của Kombucha

Trên thực tế, Kombucha đã tồn tại từ hàng ngàn năm trong lịch sử, không mới, không phải do con người sáng tạo ra. Nhật Bản, Trung Quốc là những nước phát hiện đầu tiên. Trước đó, họ dùng để chữa bệnh cho vua; sau này phát triển rộng sang các nước phương Tây và toàn thế giới. Kombucha là tên do người Nhật gọi; nó cũng có tên khác là nấm thủy sinh, nấm trường sinh, thủy hoài sâm theo cách gọi của người Trung Quốc.

Thành phần cơ bản trong Kombucha bao gồm men, đường và trà đen (hoặc trà xanh). Theo TS Lê Đình Phái - chuyên gia hóa, sinh; cố vấn khoa học của CTCP Tập đoàn VGreen cho biết: Trà Kombucha ngoài những lợi ích với sức khỏe như những loại trà xanh thông thường (kiểm soát lượng đường trong máu, cân nặng) trong quá trình lên men đồ uống còn tạo ra vi khuẩn, axit và một lượng nhỏ men rượu, nổi bật axit lactic có trong Kombucha là vi khuẩn có lợi, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, Kombucha cũng chứa một lượng lớn vitamin B; có các chất giúp chống lại quá trình oxy hóa, chống gốc tự do, bổ sung kích thích tiêu hóa, vitamin, tăng cường miễn dịch.

TS Lê Đình Phái cũng thông tin thêm: Giá trị lớn của Kombucha là ở chỗ giúp khử độc trong cơ thể. Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng, năng lượng, duy trì sự sống, hoạt động và sự tăng trưởng của cơ thể. Nhưng chính thức ăn cũng có thể là một nguồn gây hại tới sức khỏe, bởi nhiều loại có tồn tại những hoạt chất mà nếu ăn nhiều có thể gây độc cho cơ thể. Trong khi đó, kombucha là thức uống giàu lợi khuẩn; chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, chống gốc tự do; giàu axit hữu cơ tốt cho sức khỏe; nhờ đó giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ giải độc, phòng ngừa bệnh tật.

Trà lên men Kombucha “gây sốt” trong giới trẻ: Thực hư công dụng? - ảnh 2
Kombucha được nuôi bằng nước trà xanh, trà đen và đường

Tuy nhiên, dù được đánh giá là một sản phẩm có lợi cho sức khỏe, người tiêu dùng cũng phải đối mặt với một số nguy cơ nếu sử dụng sản phẩm kombucha không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, do nơi sản xuất không đảm bảo điều kiện vô khuẩn, cách chế biến không đúng. Như tại VGreen, ngoài ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực vi sinh, các nhà khoa học còn phải vận dụng thêm lý thuyết của khoa học dưỡng sinh hiện đại, bằng cách cấy thêm một số probiotic khỏe mạnh, loại bỏ một số vi sinh có hại trong Kombucha.

Là một trong những người tâm huyết với nghiên cứu, sản xuất trà giấm lên men Kombucha, chị Trần Thanh Việt - CTCP Tập đoàn VinGreen khuyến cáo: Kombucha nguyên bản có thể uống trực tiếp, thêm nước lọc, nước ép trái cây và thêm đá để uống liền. Kombucha vị nguyên bản, người dùng có thể làm thành nước F2 thơm ngon, bằng cách cắt vài lát trái cây yêu thích cho vào kombucha, đem ngâm trong 24 tiếng và dùng hết trong 5 ngày. Nhưng người dùng chỉ nên uống 200-300ml/ngày trong lần đầu làm quen với kombucha, và sau 1-2 tuần có thể tăng dần lên, tuy nhên không quá 1 lít/ngày.

Để giữ hương vị kombucha luôn được thơm ngon, chị Trần Thanh Việt khuyên người dùng bảo quản kombucha trong ngăn mát tủ lạnh để chúng không tiếp tục lên men, không có vị chua và mùi vị không bị thay đổi (bởi kombucha nếu để bên ngoài nhiệt độ phòng sẽ dần chuyển sang dạng giấm); không dùng Kombucha thay nước uống, khi sử dụng kombucha, cần phải uống đủ nước để hỗ trợ quá trình thải độc. Quan trọng nhất, chúng ta hãy là nhà tiêu dùng thông thái, tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm và lựa chọn nhà cung ứng uy tín, an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.