Đại biểu Lê Thanh Vân - đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau:

Xây dựng luật, pháp lệnh giống như “người lái ô tô thỉnh thoảng lại dừng để sửa xe“

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Phát biểu tại phiên thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 sáng 23/5, đại biểu Lê Thanh Vân - đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau nhận định, việc xây dựng luật, pháp lệnh hiện nay còn thiếu nhất quán, tầm nhìn chưa xa, giống như "người lái ô tô thỉnh thoảng lại dừng để sửa xe".

Đồng tình với báo cáo của Quốc hội và tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, đại biểu Lê Thanh Vân – Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau nhấn mạnh: Một trong những điểm nổi bật trong công tác lập pháp là việc chúng ta đã có đề án trình Bộ Chính trị về định hướng xây dựng pháp luật của cả nhiệm kỳ. Đây là điểm sáng trong hoạt động lập pháp của Quốc hội, thể hiện tư duy chiến lược dài hơi, song hành cùng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc.

Bên cạnh đó, với việc ban hành kịp thời Nghị quyết 30, 35; trao cho Chính phủ quyền năng động hơn để đối phó đại dịch, Quốc hội đã cho thấy sự thích ứng, biến đổi linh hoạt, kịp thời với sự biến đổi của xã hội trong công tác lập pháp.

Xây dựng luật, pháp lệnh giống như “người lái ô tô thỉnh thoảng lại dừng để sửa xe“ - ảnh 1
Đại biểu quốc hội Lê Thanh Vân

Tuy nhiên, cũng theo đại biểu Lê Thanh Vân, hoạt động lập pháp vẫn còn những hạn chế nhất định, trong đó có 3 hạn chế cố hữu. Thứ nhất là việc thường xuyên điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; điều này cho thấy tư duy thiếu nhất quán, tầm nhìn chưa xa. “Việc điều chỉnh thường xuyên giống như người lái ô tô thỉnh thoảng lại đỗ lại sửa xe”.

Chưa kể, việc thay đổi thường xuyên chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, đó là sự thiếu chín muồi trong các kiến nghị lập pháp, không tránh khỏi lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.

Thứ hai, chất lượng các đạo luật chưa cao, đặc biệt là quy phạm chính trị còn tồn tại khá phổ biến trong các đạo luật. “Đạo luật là quy tắc xử sự chung nhất được áp dụng cho toàn xã hội, trong đó chứa đựng giả định, quy định, chế tài để điều chỉnh từng hành vi. Nhưng do chứa đựng quy phạm chính trị, là những định hướng, nội dung mang hàm xúc nên chưa thể hướng dẫn hành vi của con người. Hệ quả của nó là phải ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nghị định, thông tư không cụ thể, khiến người áp dụng gặp khó, hơn cả là khổ người dân, khổ doanh nghiệp.

Thứ ba là kỷ cương trong xây dựng luật, pháp lệnh chưa nghiêm; trách nhiệm người đứng đầu chưa xác định rõ; quá trình xây dựng chương trình luật, pháp lệnh còn cài cắm lợi ích.

Xây dựng luật, pháp lệnh giống như “người lái ô tô thỉnh thoảng lại dừng để sửa xe“ - ảnh 2
Quang cảnh kỳ họp

Để khắc phục những bất cập trên, đại biểu Lê Thanh Vân kiến nghị cần sớm khôi phục lại việc xây dựng chương trình pháp luật cho toàn khóa; bám vào nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng để hoạch định chính sách luật pháp, xác định thứ tự ưu tiên và duy trì kỷ cương lập pháp theo chương trình đó; hạn chế tối đa việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm.

Đồng thời, cần đổi mới thành phần ban soạn thảo theo hướng nhiều nhà khoa học tham gia, nhiều nhà chuyên môn tham gia, đặc biệt đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật phải có mặt. Hiện nay, phần lớn ban soạn thảo là người của chính cơ quan đề xuất dự thảo luật, khó tránh tình trạng cách nhìn không khách quan.

Nhằm tăng cường kỷ cương lập pháp, đại biểu Lê Thanh Vân kiến nghị: Trong Nghị quyết về xây dựng chương trình luật, pháp lệnh phải thể chế hóa được quan điểm là xác định trách nhiệm của người khởi xướng chính sách, đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh; nếu chính sách có hại cho nước, cho dân thì người đề xuất đó phải chịu trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Rà soát dữ liệu người bán chưa đăng ký kinh doanh, chưa kê khai thuế

Rà soát dữ liệu người bán chưa đăng ký kinh doanh, chưa kê khai thuế

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã trả lời liên quan đến Nghị định 117/2025/NĐ-CP về quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử có hiệu lực từ tháng 7/2025, chuyển trách nhiệm kê khai và nộp thuế từ hàng triệu cá nhân bán hàng nhỏ lẻ sang các tổ chức quản lý sàn thương mại điện tử và các nền tảng số có chức năng thanh toán.
Hiệu quả trong những ngày đầu cả nước vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hiệu quả trong những ngày đầu cả nước vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà trả lời báo chí về hiệu quả trong những ngày đầu cả nước chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp (1/7/2025) và triển khai giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời về dòng vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực nào

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời về dòng vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực nào

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà trả lời báo chí về dòng vốn tín dụng này đã bơm ra nền kinh tế tập trung vào lĩnh vực nào và tỷ trọng là bao nhiêu, khi tính đến cuối tháng 5/2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.