Ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử: Cần có lộ trình

Chia sẻ

PNTĐ-Từ 1/3/2019 các cơ sở y tế sẽ bắt đầu áp dụng quy định hồ sơ bệnh án điện tử theo Thông tư 46/2018/TT-BYT.

 
Tại Hà Nội, việc bước đầu triển khai thí điểm đề án đã mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh và bệnh viện. Tuy nhiên, để mỗi người dân đều có một hồ sơ sức khỏe điện tử, lưu trữ suốt đời và liên thông ở mọi tuyến y tế, việc thực hiện cần phải có lộ trình.
 
Ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử: Cần có lộ trình  - ảnh 1
Bác sĩ bệnh viện đa khoa Đức Giang làm thủ tục đăng ký khám chữa bệnh bằng vân tay cho bệnh nhân

 
Bệnh án điện tử (BAĐT) là phiên bản số của hồ sơ bệnh án, được ghi chép, hiển thị và lưu trữ bằng phương tiện điện tử, có cơ sở pháp lý và chức năng tương đương bệnh án giấy quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Mỗi người dân có 1 mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ BAĐT tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời, hồ sơ BAĐT phải đáp ứng các yêu cầu: ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin như hồ sơ bệnh án giấy; có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông tin được nhập vào hồ sơ BAĐT. Thực tế cho thấy, đề án đem lại lợi ích cho cả người dân và bệnh viện.
 
Cầm trên tay chiếc thẻ thông minh, chị Lê Thu Hòa (phường Giang Biên, quận Long Biên) đi thẳng tới máy đăng ký tự động, khu vực làm thủ tục khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa Đức Giang. Chỉ cần đặt thẻ vào vị trí quẹt, máy tự động nhận diện, hiển thị thông tin và lịch sử khám chữa bệnh trước đó của chị. Sau khi ấn chọn tên phòng khám, máy hiện tiếp thông tin phòng khám, số thứ tự để chị Hòa biết được.
 
“Trước đây, mỗi lần đi khám, tôi phải mua sổ y bạ, tự điền thông tin, xếp hàng lấy số đăng ký khám, đợi hơn 30 phút. Chưa kể, do đang theo dõi điều trị bệnh lý về thận, phải tái khám thường xuyên nên mỗi lần tới bệnh viện, tôi thường mang theo lỉnh kỉnh nhiều giấy tờ, hồ sơ. Từ khi bệnh viện triển khai thẻ thông minh, tôi chỉ mất 5-10 giây để làm thủ tục đặt khám” - chị Hòa chia sẻ.
 
ThS Nguyễn Khuyến - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (bệnh viện đa khoa Đức Giang) thông tin thêm, không chỉ thuận lợi cho bệnh nhân, việc số hóa hồ sơ sức khỏe còn đem lại nhiều lợi ích cho bệnh viện: giúp tiết kiệm chi phí về giấy tờ, mực in, giảm nhân lực, thuận lợi trong kiểm tra giám sát, cải cách hành chính; hạn chế lạm dụng thông tuyến thẻ BHYT khám nhiều nơi... Ngay cả đơn thuốc cũng được thể hiện trên bảng điện tử nên không còn có tình huống nhầm lẫn thuốc, liều lượng... do đọc sai chữ bác sĩ.
 
Đồng quan điểm trên, BSCKI Đặng Trần Chiến, Giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ cho biết, BAĐT sẽ là kho dữ liệu thông tin sức khỏe cá nhân trong suốt cuộc đời mỗi người. Hơn nữa, khi bệnh án này được thông suốt giữa các tuyến y tế sẽ giúp việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, triển khai BAĐT cần phải thực hiện đồng bộ hóa, xây dựng kế hoạch, có kinh phí đầu tư phần mềm quản lý dữ liệu, đào tạo nguồn nhân lực... Hiện nay, hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu của các bệnh viện chưa đồng bộ, “mỗi nơi một kiểu” đang là khó khăn đối với các cơ sở y tế. Ngoài ra, việc bảo đảm nguyên tắc bảo mật, an toàn thông tin của người bệnh cũng được nhiều bệnh viện quan tâm.
 
Khó khăn nói trên của các bệnh viện tại Hà Nội không phải riêng biệt. Đơn cử như tại tuyến Trung ương, tới nay bệnh viện Bạch Mai vẫn đang áp dụng cả bệnh án giấy và bệnh án điện tử. Ông Dương Đức Hùng - Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp (bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Để triển khai được BAĐT đồng bộ và hiệu quả là cả khối công việc lớn chứ không thể áp dụng ngay. Đầu tiên các bệnh viện phải xây dựng được phần mềm quản lý dữ liệu rất lớn; bệnh viện và đối tác công nghệ thông tin cần thời gian để lên phương án cụ thể. Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng để thực hiện BAĐT là chữ ký điện tử của bác sĩ. Song về mặt pháp lý hiện nay chữ ký điện tử của các bác sĩ vẫn chưa được công nhận mà chỉ căn cứ vào chữ ký trên giấy của bác sĩ điều trị.
 
Ngoài sự đầu tư, chuẩn bị về nhân lực, vật lực của các bệnh viện, ThS Nguyễn Khuyến (bệnh viện đa khoa Đức Giang) cũng cho rằng, đề án hồ sơ BAĐT triển khai có hiệu quả, người bệnh cần phối hợp chặt chẽ với nhân viên y tế trong việc khai báo phát hành thẻ thông minh và vân tay (khai báo chính xác các thông tin hành chính, đặc biệt là số điện thoại); tuân thủ giờ khám theo hẹn của bác sĩ và thực hiện nghiêm quy trình khám chữa theo quy định tại bệnh viện.
 
 
 Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020, toàn bộ công tác thống kê y tế được thực hiện trên môi trường mạng. Trước mắt, các cơ sở y tế thực hiện việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, ứng dụng có hiệu quả trong đăng ký khám bệnh, chữa bệnh trực tuyến, quản lý kết quả xét nghiệm, thanh toán viện phí… tiến tới sớm xây dựng hồ sơ BAĐT tại tất cả bệnh viện trên địa bàn.
 
 
Thảo Hương

Tin cùng chuyên mục

Nguy cơ suy đa tạng vì liên cầu lợn

Nguy cơ suy đa tạng vì liên cầu lợn

(PNTĐ) - Liên cầu khuẩn lợn (tên khoa học Streptoccocus suis) là tác nhân gây bệnh (viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp ở lợn). Nếu không may nhiễm liên cầu khuẩn lợn, có thể gây bệnh cảnh nhiễm trùng nặng, đe dọa tính mạng như: Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm nội tâm mạc…
ColosBaby Gold 3+ hỗ trợ tăng cường miễn dịch và tăng cân vượt trội

ColosBaby Gold 3+ hỗ trợ tăng cường miễn dịch và tăng cân vượt trội

(PNTĐ) - Với nỗ lực mang đến cho trẻ em Việt Nam những sản phẩm dinh dưỡng ngày càng ưu việt, VitaDairy đã phát triển ColosBaby Gold 3+ dinh dưỡng công thức bổ sung sữa non ColosIgG 24h từ Mỹ giàu kháng thể IgG, kết hợp 2’-FL HMO và lợi khuẩn Bifidus giúp hỗ trợ miễn dịch từ dinh dưỡng hiệu quả hơn. ColosBaby Gold 3+ là phiên bản nâng cấp công thức toàn diện giúp tăng cường miễn dịch và tăng cân vượt trội, tạo nền tảng cho con lớn khỏe mạnh mỗi ngày
Bộ Y tế khuyến cáo: Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

Bộ Y tế khuyến cáo: Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

(PNTĐ) - Bão, lũ là hiện tượng thiên tai hàng năm vẫn xảy ra, gây thiệt hại về người và của tại những nơi bão lũ đi qua; cơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại rất lớn, hoàn lưu bão gây lũ quét, sạt lở tạo ra những vùng cô lập, người dân cần được hỗ trợ nhu yếu phẩm trong đó có thực phẩm và nước sạch để uống.
Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo người dân vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh sau mưa lũ

Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo người dân vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh sau mưa lũ

(PNTĐ) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 6-13/9), toàn thành phố ghi nhận 227 ca mắc Sốt xuất huyết, 52 ca mắc Tay chân miệng, 01 ca Sởi, 03 ca mắc Ho gà, 01 ca Liên cầu lợn. Trong tuần tới, CDC Hà Nội tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.