Uống nhiều sữa có gây ung thư?

Chia sẻ

PNTĐ-Tổ chức ung thư quốc tế (IARC) đã công bố một bảng phân loại các chất có thể không phải là nguyên nhân gây ung thư trên cơ thể người.

 
Để khẳng định chắc chắn yếu tố nào là nguyên nhân gây ung thư, trong đó có ung thư vú, phải tiêu tốn hàng năm trời nghiên cứu dựa trên một số lượng bệnh nhân khổng lồ. Tổ chức ung thư quốc tế (IARC) đã công bố một bảng phân loại các chất có thể không phải là nguyên nhân gây ung thư trên cơ thể người.
Mỹ phẩm và các sản phẩm khử mùi
Từ lâu đã có tin đồn về việc mỹ phẩm và các sản phẩm khử mùi gây ung thư vú. Nhưng thật ra không có bất cứ bằng chứng khoa học nào cho thấy các sản phẩm khử mùi gây ra ung thư. Cũng không có đủ các nghiên cứu chất lượng để bác bỏ mối liên quan này, tuy nhiên các bài phân tích tổng hợp gần đây cho thấy không có mối liên quan giữa chúng với ung thư vú. Không những vậy, một số yếu tố đi kèm với việc sử dụng các sản phẩm khử mùi có thể có tác động bảo vệ, giảm nguy cơ ung thư vú, ví dụ như việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên (việc sử dụng sản phẩm khử mùi để tránh mùi hôi do mồ hôi tiết ra trong quá trình tập luyện)…
Áo nịt ngực 
Không có cơ sở khoa học nào cho mối liên hệ giữa việc mặc áo ngực và ung thư vú, vì thế cũng không có nhiều nghiên cứu về vấn đề này.Do đó, chị em phụ nữ đừng nên quá lo lắng về việc mặc áo ngực, cũng như hãy tận hưởng những tiện ích mà áo ngực mang lại trong cuộc sống. Phụ nữ không mặc áo ngực có thể gây ra tai nạn giao thông, điều đó thì có nhiều bằng chứng hơn đấy!
Uống sữa nhiều gây ung thư vú?
Câu trả lời của Quỹ nghiên cứu Ung thư thế giới (tổ chức thường xuyên cập nhật thông tin từ các nghiên cứu về ung thư) là không có bất kì mối liên hệ nào giữa việc sử dụng các sản phẩm từ sữa và ung thư vú. Một số nghiên cứu cho thấy các sản phẩm từ sữa còn có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột , nhưng hiện tại chưa đủ bằng chứng để có thể khẳng định hay đưa ra khuyến cáo cho cộng đồng.
Gen di truyền
Một vài gia đình có tiền sử mắc ung thư vú và có sự di truyền gen đột biến giữa các thế hệ, hay gặp nhất là gen BRCA. Nhưng số ung thư vú do di truyền thật sự không nhiều như bạn hay nghe trên truyền thông, con số này chỉ khoảng dưới 3% trong tổng số bệnh nhân ung thư vú mà thôi.
 
 
Hồng Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

(PNTĐ) - Tuổi thọ dân số tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí,… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang có nhiều “khoảng trống”.