Vào hè cẩn trọng với sốt virus, viêm phổi ở trẻ nhỏ

Chia sẻ

PNTĐ-Thời tiết chuyển mùa, nóng ẩm thất thường như hiện nay khiến nhiều trẻ nhỏ phải nhập viện do mắc các bệnh: sốt virus, viêm phổi, viêm phế quản...

 
Vào hè cẩn trọng với sốt virus, viêm phổi ở trẻ nhỏ - ảnh 1
Thời tiết chuyển mùa khiến nhiều trẻ mắc bệnh liên quan
 
tới đường hô hấp. (Ảnh: Lê Phương)
 
Đừng chủ quan khi trẻ sốt virus
 
Ghi nhận của phóng viên tại bệnh viện Nhi Trung ương và khoa Nhi bệnh viện E, bệnh viện Xanh Pôn, bệnh viện Bạch Mai… cho thấy, số trẻ nhập viện trong những ngày gần đây bắt đầu gia tăng. Trong đó cứ 10 trẻ đến khám thì 4 - 5 trẻ sốt virus. "Nhiều trẻ sáng không làm sao nhưng chiều sốt đột ngột, thậm chí cả ngày chơi ngoan đến tối đi ngủ lại sốt cao”, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi – bệnh viện Bạch Mai cho biết. Đáng nói, nhiều phụ huynh nghĩ rằng đây là bệnh đơn giản, chỉ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt… tới khi trẻ phải nhập viện thì bệnh đã quá nặng.
 
Theo PGS-TS Dũng, có hai nhóm sai lầm chính các ông bố, bà mẹ hay gặp phải khi con bị sốt virus. Thứ nhất là cha mẹ chủ quan, cho rằng sốt virus có thể tự khỏi, vẫn cho con đi học, đi du lịch, chơi thể thao… khiến trẻ suy nhược cơ thể, tạo điều kiện cho virus xâm nhập nhanh, dễ dẫn đến biến chứng. Thứ hai là quá lo lắng khi con mắc bệnh nên cha mẹ mua nhiều loại thuốc, trong đó có cả kháng sinh để con uống. Đây là sai lầm lớn nhất và gây hậu quả rất nặng nề với trẻ. Bởi kháng sinh không có tác dụng khi trẻ bị sốt virus, thậm chí làm cơ thể yếu hơn và dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh.
 
Bởi vậy, khi trẻ có các dấu hiệu như, sốt cao đột ngột 39 - 400C, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, đi ngoài, một số trẻ nhỏ bị sốt virus còn lên cơn co giật liên hồi kèm tình trạng khó thở… cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám, tránh những biến chứng không đáng có xảy ra.
 
Có thể nhận biết bệnh viêm phổi ở trẻ
 
Ngoài sốt virus, viêm phổi cũng là căn bệnh được các bác sỹ cảnh báo trong thời điểm thời tiết giao mùa. Tại khoa Nhi (bệnh viện Bạch Mai), cứ 4 bệnh nhi thì có 1 bé mắc bệnh liên quan đến hô hấp, viêm phổi. Thời điểm hiện nay, tỷ lệ này tăng lên từ 1,3 – 1,5 lần.“Viêm phổi thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp dưới, rất hay gặp ở trẻ. Bệnh dễ diễn biến nhanh, nặng nếu không phát hiện điều trị kịp thời, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi”, PGS-TS Dũng nhận định. Nguy hiểm là vậy nhưng nhiều phụ huynh chủ quan, thậm chí tự ý mua thuốc về điều trị cho con. Theo nhận định của các bác sĩ, trẻ bị viêm đường hô hấp, không phải lúc nào cũng điều trị bằng kháng sinh mà cha mẹ cần đưa con đến bác sĩ khám để được điều trị kịp thời.
 
Để nhận biết trẻ có bị viêm phổi hay không, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, phụ huynh có thể đếm nhịp thở ở trẻ trong vòng một phút. Cách đếm như sau: Người lớn ngồi ôm trẻ vào lòng, giữ trẻ ở trạng thái yên tĩnh, không kích thích, không để quấy khóc. Vén áo trẻ lên cho phần bụng và phần ngực được phơi trần rồi nhìn vào bụng hoặc ngực của trẻ để đếm. Mỗi lần hít vào và thở ra một nhịp. Tính thời gian dựa vào kim giây của đồng hồ. Để lấy số chính xác của số lần thở trong 1 phút có thể 2 người cùng phối hợp đếm nhịp thở: Một người đếm và một người theo dõi đồng hồ trong vòng 1 phút. Nếu nghi ngờ có thể đếm lại lần thứ 2.
 
Cha mẹ có thể dựa vào số nhịp thở và tuổi của trẻ để kết luận trẻ có thở nhanh hay không? Nếu trẻ thở nhanh có nghĩa là trẻ đang bị viêm phổi. Trẻ dưới 2 tháng tuổi, nhịp thở 60 lần/phút là thở nhanh; Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi, nhịp thở 50 lần/phút là thở nhanh; Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 60 tháng tuổi, nhịp thở 40 lần/phút là thở nhanh. Ngoài việc phát hiện trẻ có nhịp thở nhanh, PGS-TS Dũng cảnh báo: “Khi theo dõi nhịp thở ngoài lồng ngực của trẻ, nếu thấy trẻ hít vào có dấu hiệu rút lõm lồng ngực, kèm theo đó là dấu hiệu lờ đờ, bỏ ăn… cần đưa trẻ tới viện ngay vì khi đó trẻ có dấu hiệu viêm phổi cấp”.

Lê Phương

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.