Virus corona có thể bám trên bề mặt gỗ, đá, sắt

Chia sẻ

Thông tin trên được Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long chia sẻ tại cuộc họp báo chia sẻ với báo chí thông tin về dịch do virus nCoV, do Bộ Y tế tổ chức chiều 5/2.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin tại buổi họp báoThứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin tại buổi họp báo (Ảnh: Chí Hiếu)

Theo đó, đặc trưng của virus này khi ho, hắt hơi, virus không lơ lửng trong không khí, mà bám khá lâu vào các bề mặt gỗ, đá, sắt... Khi tay chạm vào các bề mặt và sờ lên mắt, mũi, miệng sẽ lây bệnh. Tuy nhiên, virus này nhạy cảm ánh sáng, nhiệt độ, tia cực tím, môi trường thông thoáng khí... Bởi vậy, phương pháp phòng bệnh tốt nhất là tránh đến nơi đông người và tiếp xúc đám đông chưa biết rõ; thường xuyên rửa tay, lau rửa dụng cụ bàn ghế bằng thuốc sát khuẩn thông thường mà hiện nay chúng ta đang sử dụng...

 

Bên cạnh đó, ở điều kiện tự nhiên như miền Nam có nắng, gió, không nhất thiết dùng dụng cụ khẩu trang. "Khẩu trang không phải một vị cứu nhân. WHO khuyên rằng: không cần đeo khẩu trang y tế vì chưa có bằng chứng khoa học cho thấy có lợi ích bảo vệ với người không bị bệnh. Không nhất thiết phải đeo khẩu trang y tế" - ông Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Ngành y xác định mỗi người là một ổ dịch nên khi phòng ngừa phải có biện pháp kiểm soát gắt gao, thực hiện cách ly theo 4 vòng:

- Vòng 1 là người bệnh, nghi nhiễm bệnh, sẽ tiến hành cách ly tuyệt đối tại bệnh viện. 

- Vòng hai là cách ly những trường hợp công dân Việt Nam và Trung Quốc đi qua Trung Quốc về Việt Nam thì cách ly tại gia đình và cơ sở lưu trú;

- Vòng ba là những người tiếp xúc người bệnh là cách ly hạn chế;

- Vòng bốn là người tiếp xúc với người tiếp xúc người bệnh.

Về điều trị, Bộ Y tế đã chỉ đạo mọi bệnh viện tuyến Trung ương chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là dịch lan rộng. Hiện tại tuyến cuối đã dự trữ 3.000 giường bệnh. Hà Nội có 2.000 giường bệnh để phục vụ điều trị. Sử dụng bệnh viện sẵn có, xắp xếp cho hợp lý. Nếu bệnh viện Nhiệt đới đầy bệnh nhân sẽ sang Phổi, sang Da Liễu...

Chính Phủ, các bộ ngành và cơ quan, đơn vị sẽ tiếp tục vào cuộc chỉ đạo, triển khai nhiều biện pháp thực hiện quyết liệt.

Thảo Hương

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.