Lễ hội Xuân hồng 2023

Điểm hẹn của những tấm lòng thiện nguyện vì sức khỏe cộng đồng

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Những ngày đầu xuân năm mới, có một lễ hội rất đặc biệt được tổ chức tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương với tên gọi “Lễ hội Xuân hồng”. Diễn ra suốt 16 năm liên tục, sự kiện đã trở thành một điểm hẹn của những tấm lòng cao đẹp, nơi lan tỏa yêu thương, lòng nhân ái, trách nhiệm với cộng đồng.

Hạnh phúc khi mỗi giọt máu được trao cho người bệnh

Theo đúng lịch, Lễ hội Xuân hồng 2023 sẽ chính thức khai mạc vào ngày 6/2/2023, nhưng ngay từ những ngày đầu tháng, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã đón tiếp đông đảo tình nguyện viên thuộc nhiều độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính… đến tham gia hiến máu nhân đạo.

Từ rất sớm, anh Nguyễn Quý Đạt (26 tuổi) đã cùng với 2 người bạn của mình đã có mặt tại sảnh Viện để làm các thủ tục đăng ký, xét nghiệm lấy máu… Kể từ năm 2015 tới nay, đây đã là lần hiến máu thứ 10 của anh Đạt. “Thời còn sinh viên, mỗi năm mình tham gia máu 1 lần. Nhưng sau khi tốt nghiệp, đi làm, nếu không phải lý do bất khả kháng, mình đều đặn 1 năm 3 lần hiến máu tình nguyện.

Điểm hẹn của những tấm lòng thiện nguyện vì sức khỏe cộng đồng - ảnh 1
Anh Nguyễn Quý Đạt, chị Nguyễn Thị Thanh Xuân chia sẻ niềm vui đầu năm khi tham gia hiến máu tại Lễ hội Xuân Hồng. Ảnh: Thảo Hương

Có lẽ công việc của mình cũng khá đặc thù, thường xuyên phải tiếp xúc với người bệnh cấp cứu, nên hiểu hơn ai hết giá trị của những giọt máu trong lúc người bệnh gặp phải tình trạng nguy kịch hay thiếu máu. Hiểu điều đó nên mình càng trân trọng và thấy rằng tham gia hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp, không chỉ giúp đỡ được người bệnh mà còn có lợi cho sức khỏe của bản thân” – anh Đạt chia sẻ.

Cùng nhóm hiến máu tình nguyện với anh Nguyễn Quý Đạt lần này còn có chị Nguyễn Thị Thanh Xuân (SN1992, Hà Nội). Khi được hỏi về hành trình hiến máu của mình, chị Xuân háo hức kể: “Tới nay mình cũng đã hiến máu toàn phần được 11 lần, và lần nào cũng chọn dịp Lễ hội Xuân Hồng. “Xuân Hồng” năm nay bước sang tuổi 16 thì mình đã có 10 năm gắn bó với sự kiện này. Không chỉ tham gia hiến máu, mình còn đăng ký làm tình nguyện viên tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.

Nhiều khi rảnh rỗi, mình lại mở app hiến máu, nhìn “điểm đến” của những giọt máu mình hiến, khi thì ở viện, khi lại đi các tỉnh… mình lại thấy một cảm giác rất đặc biệt, vừa vui, vừa hạnh phúc, lại có chút tự hào. Bởi lẽ, những giọt máu, cũng là tình cảm của mình đã được trao đi, đến với người bệnh cần, giúp được ai đó thêm khỏe mạnh. Chỉ cần còn đủ sức khỏe, điều kiện, mình sẽ cố hết sức để lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới mọi người”.

Điểm hẹn của những tấm lòng thiện nguyện vì sức khỏe cộng đồng - ảnh 2
Anh Vy Anh Tú (33 tuổi) tham gia hiến tiểu cầu nhân dịp Lễ hội Xuân hồng 2023

Lan tỏa giá trị nhân văn từ những giọt máu đào

Cũng với mong muốn giúp đỡ được thêm nhiều người bệnh, anh Vy Anh Tú (33 tuổi) và các thành viên trong nhóm thiện nguyện “PUN – hành trình kết nối yêu thương” đều đặn 3 tuần 1 lần lại cùng nhau đi hiến tiểu cầu.

Trước đó, nhóm PUN thường xuyên hỗ trợ và giúp vận chuyển miễn phí người bệnh, bệnh nhân khó khăn di chuyển từ nhà tới Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương và ngược lại. “Tới viện nhiều, dần dà mình cũng hiểu hơn về phong trào hiến máu nên sau khi một số anh chị trong nhóm – những người tham gia hiến máu nhiều lần trước đó rủ đi cùng, mình rất sẵn sàng. Sau mỗi lần hiến máu, hiến tiểu cầu, mình thấy rất vui và thoải mái, vì biết rằng có thể giúp được một ai đó, bởi “mỗi giọt máu cho đi là một cuộc đời ở lại.Nhiều người kiêng hiến máu đầu xuân, mình lại nghĩ một khi đã quyết định cho đi để giúp người thì có thể cho đi mọi lúc, mọi nơi. Nhóm máu của mình không hiếm, nhưng nếu là nhóm máu hiếm, kể cả ngày mùng Một Tết được gọi, mình cũng sẵn sàng có mặt” – anh Tú bộc bạch.

Tham gia Lễ hội Xuân hồng 2023, chị Ngô Thị Hạnh (50 tuổi) vui mừng kể: “Hầu hết các thành viên trong gia đình mình đều rất tích cực với hoạt động hiến máu tình nguyện. Con trai thứ 2 hiện đang là sinh viên năm 3 Đại học Sư phạm Hà Nội cũng thường xuyên rủ bạn gái cùng đi hiến máu, hiến tiểu cầu. Con gái út đang háo hức chờ đến tháng 4, khi tròn 18 tuổi sẽ đánh dấu tuổi mới bằng việc làm ý nghĩa là đăng ký hiến máu tình nguyện.

Chồng mình vì không đủ điều kiện hiến máu nên luôn động viên các con nếu có thể làm thì đừng ngần ngại, và lúc nào cũng vui vẻ làm “tài xế” chở vợ đi hiến máu đều đặn. So với nhiều người, con số hơn 20 lần hiến tiểu cầu của mình chắc chắn còn rất khiêm tốn. Nhưng cá nhân mình sẽ cố gắng mỗi tháng tối thiểu hiến tiểu cầu từ 1-2 lần. Bản thân mình suy nghĩ đơn giản rằng không biết mình giúp được ai nhưng cứ cho đi là nhận lại, ít nhất là sẽ nhận về niềm vui, sự thoải mái”.

Điểm hẹn của những tấm lòng thiện nguyện vì sức khỏe cộng đồng - ảnh 3
Chị Ngô Thị Hạnh chia sẻ niềm vui được hiến tiểu cầu nhân dịp đầu xuân

Đó là một số trong rất nhiều chia sẻ của những người tới tham gia hiến máu nhân đạo tại Việt Huyết học – Truyền máu Trung ương, góp phần tạo ra lượng máu dự trữ dồi dào, phục vụ công tác điều trị cho người bệnh. Thống kê trong tháng 12/2022 và tháng 1/2023, Viện đã tiếp nhận được trên 50.000 đơn vị máu, trong đó riêng 2 tuần cuối cùng trước Tết là 20.000 đơn vị máu. Riêng từ ngày 01/02 đến 05/02, các ngày hưởng ứng Lễ hội Xuân hồng đã tiếp nhận trên 4.000 đơn vị máu. 

Bước sang năm 2023, ngay từ đầu năm, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã phát động Lễ hội Xuân hồng 2023 – một chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện trên cả nước, khơi dậy rất nhiều tấm lòng nhân ái trong cộng đồng. Nhiều tỉnh, thành phố như TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Bình Định, Bắc Giang, Lạng Sơn, Lai Châu…; nhiều cơ quan, đơn vị cũng đồng loạt hưởng ứng, tổ chức, chọn Xuân hồng làm chương trình hiến máu khởi động cho một mùa xuân mới, thu hút hàng chục nghìn lượt người hiến máu.

“Với thông điệp “Hiến máu đầu xuân – Nhân lên hạnh phúc”, chương trình hi vọng mỗi người dân đủ điều kiện sức khỏe sẵn sàng hiến tặng những đơn vị máu quý giá, như món quà lì xì ý nghĩa ngay đầu năm mới tới người bệnh, góp phần mang lại niềm vui, may mắn cho cộng đồng và chính bản thân người hiến máu” - PGS.TS. Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương khẳng định.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh viện Da liễu Trung ương triển khai đăng ký khám bệnh trực tuyến: Tiện lợi, nhanh chóng

Bệnh viện Da liễu Trung ương triển khai đăng ký khám bệnh trực tuyến: Tiện lợi, nhanh chóng

(PNTĐ) - Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong y tế và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự nhanh chóng, tiện lợi cho người bệnh khi tới khám, BV Da liễu Trung ương đã chính thức áp dụng hình thức đăng ký và thanh toán chi phí khám bệnh trực tuyến qua website chính thức của bệnh viện tại địa chỉ Dalieu.vn.
Cục An toàn thực phẩm chỉ rõ chiêu trò thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng và cách nhận biết

Cục An toàn thực phẩm chỉ rõ chiêu trò thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng và cách nhận biết

(PNTĐ) - Tình trạng thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng đang là vấn nạn nhức nhối. Ngày 07/5, bà Trần Việt Nga, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), đã chia sẻ về những nỗ lực của Bộ Y tế trong việc tăng cường quản lý, đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng cần nâng cao cảnh giác.
Đừng tưởng ung thư vú chỉ là bệnh của phụ nữ: Quý ông cũng cần cảnh giác!

Đừng tưởng ung thư vú chỉ là bệnh của phụ nữ: Quý ông cũng cần cảnh giác!

(PNTĐ) - Ung thư vú ở nam giới rất hiếm, với khoảng 2.710 ca mới tại Hoa Kỳ năm 2022. Các dấu hiệu ung thư vú ở nam giới có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, đặc biệt là ở người 60-70 tuổi. Tuy nhiên, do ít phổ biến hơn ở nữ giới, nam giới thường bỏ qua triệu chứng, dẫn đến chẩn đoán muộn và ảnh hưởng đến tiên lượng điều trị.
Nội soi gắp bỏ khối bã thức ăn lớn 4x4cm trong dạ dày cụ bà, cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn

Nội soi gắp bỏ khối bã thức ăn lớn 4x4cm trong dạ dày cụ bà, cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn

(PNTĐ) - Mới đây, các bác sĩ tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã thực hiện nội soi thành công, gắp bỏ một khối bã thức ăn lớn kích thước khoảng 4x4cm ra khỏi dạ dày của một bệnh nhân nữ 65 tuổi. Trường hợp này không chỉ giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ biến chứng nguy hiểm mà còn là lời cảnh báo về tình trạng bã thức ăn dạ dày, một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nhưng không thể chủ quan.
Kháng thể Palivizumab: Biện pháp dự phòng RSV hiệu quả cho trẻ nguy cơ cao

Kháng thể Palivizumab: Biện pháp dự phòng RSV hiệu quả cho trẻ nguy cơ cao

(PNTĐ) - Virus hợp bào hô hấp (RSV – Respiratory Syncytial Virus) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh non hoặc có bệnh lý nền như tim bẩm sinh. Mặc dù đa số ca bệnh ở mức độ nhẹ và tự giới hạn, một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhi có thể diễn tiến nặng, dẫn đến viêm phổi, viêm tiểu phế quản, suy hô hấp cấp và tử vong, đặc biệt trong những tháng đầu đời.