Hà Nội: Chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh

YÊN HƯNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch, Thành phố sẽ đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xử lý dịch triệt để, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn...

Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần vừa qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), toàn thành phố ghi nhận 13 ca mắc sốt xuất huyết, 0 ca tử vong, giảm 1 trường hợp so với tuần trước đó (14/0). Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, số mắc sốt xuất huyết của toàn thành phố là 570 ca, 0 ca tử vong, số mắc cao chủ yếu tập trung trong tháng 1/2024 với 408 trường hợp.

Đối với dịch bệnh tay chân miệng, trong tuần thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước (124/0). Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện, trong đó một số địa bàn có nhiều bệnh nhân gồm: Ba Vì 23 ca, Hà Đông 14 ca, Thanh Trì 12 ca, Ba Đình và Hoàng Mai đều ghi nhận 10 ca. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 585 trường hợp, 0 tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (358/0).

Hà Nội: Chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh - ảnh 1
Bảng tuyên truyền, hướng dẫn vệ sinh môi trường tại Trường tiểu học thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng).

Bệnh ho gà ghi nhận 7 trường hợp mắc tại 7 quận, huyện gồm Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Hoài Đức, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thạch Thất, Thanh Trì; 0 ca tử vong, số mắc tương đương tuần trước (7/0). Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 46 trường hợp mắc ho gà tại 20 quận, huyện, 0 ca tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Bệnh nhân là trẻ em dưới 2 tháng tuổi chiếm 52,2%, trong đó chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh chiếm 70% số ca mắc.

Một số dịch bệnh khác ghi nhận trong tuần trên địa bàn thành phố như thủy đậu 47 trường hợp, 0 ca tử vong, giảm 5 ca so với tuần trước (52/0); bệnh sởi, rubella, uốn ván, não mô cầu, viêm não Nhật Bản không ghi nhận trong tuần.

Trong tuần, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã tổ chức tập huấn hướng dẫn giám sát và phòng bệnh tay chân miệng cho cán bộ y tế các quận, huyện, thị xã. Kiểm tra giám sát công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại huyện Ba Vì và Đông Anh. Tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại các xã, phường: Kim Chung, An Khánh (huyện Hoài Đức); Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm); Thanh Lương (quận Hai Bà Trưng); Đại Kim, Hoàng Liệt, Định Công (quận Hoàng Mai); Phương Canh (quận Nam Từ Liêm)

Hà Nội: Chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh - ảnh 2
Thời gian tới, thành phố tiếp tục tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong trường học.

Nhận định tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố, số mắc sốt xuất huyết được dự báo tiếp tục ghi nhận ở mức thấp, hầu hết là các ca bệnh tản phát, không phát sinh ổ dịch. Bệnh ho gà tiếp tục ghi nhận rải rác, chủ yếu là ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Một số bệnh truyền nhiễm khác có thể gia tăng như tay chân miệng, thủy đậu, sởi, rubella, nghi cúm A/H5N1.

Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch, trong tuần tới, thành phố đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xử lý dịch triệt để, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng chống bệnh tay chân miệng tại các trường mầm non, mẫu giáo có ca bệnh, ổ dịch. Rà soát và tổng hợp số lượng trẻ em là đối tượng tiêm chủng của năm 2022-2023 chưa tiêm vắc xin sởi, rubella để tổ chức tiêm bù, tiêm vét theo kế hoạch. Tiếp tục phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh trong trường học, cơ sở giáo dục; tuyên truyền cho phụ huynh học sinh đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch để phòng bệnh.

Tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại các quận, huyện: Đan Phượng, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm và Phú Xuyên. Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh và tổ chức điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch. Phối hợp với ngành thú y để theo dõi tình hình dịch trên động vật, đặc biệt là cúm gia cầm và bệnh dại; triển khai các hoạt động liên ngành về phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Tin cùng chuyên mục

Thuốc lá và ung thư vú, những nguy cơ tiềm tàng

Thuốc lá và ung thư vú, những nguy cơ tiềm tàng

(PNTĐ) - Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất và thuộc một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến ung thư trên toàn thế giới. Hút thuốc liên quan đến nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn ở một số người. Bởi, một số hóa chất trong thuốc lá có thể dẫn đến sự phát triển tế bào không kiểm soát được trong cơ thể.
BV Hữu Nghị: Mang âm nhạc, niềm vui và yêu thương tới người bệnh

BV Hữu Nghị: Mang âm nhạc, niềm vui và yêu thương tới người bệnh

(PNTĐ) - Trong không khí ấm áp, tràn đầy cảm xúc, sự thăng hoa, những lời ca, tiếng hát của các ca sĩ, nghệ sĩ qua chương trình thiện nguyện "Mang âm nhạc đến bệnh viện" tại Bệnh viện Hữu Nghị vào chiều 21/11, như liều thuốc chữa lành, sợi dây gắn kết yêu thương giữa bệnh nhân, bác sĩ.
Tăng cường phổ biến thông tin về bệnh Tan máu bẩm sinh

Tăng cường phổ biến thông tin về bệnh Tan máu bẩm sinh

(PNTĐ) - Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.