Hiểu rõ về những triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

PGS.TS Đỗ Văn Dũng (Trưởng Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh)
Chia sẻ

(PNTĐ) -Đầu tháng 10/2022, Việt Nam đã ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên, xuất hiện tại TP Hồ Chí Minh. Với việc mở cửa giao lưu tiếp xúc với các nước đang có dịch bệnh đậu mùa khỉ, khả năng xuất hiện thêm ca bệnh đậu mùa khi hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, người dân cần bình tĩnh, không nên quá hoang mang.

Hiểu rõ về những triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ  - ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

Thực tế, bệnh đậu mùa khỉ có khả năng lây lan nhưng khó lây hơn những bệnh truyền nhiễm khác, chẳng hạn Covid-19 hay bệnh cúm thông thường; thậm chí khả năng lây thấp hơn nhiều so với bệnh đậu mùa nên khả năng thành dịch là rất thấp. Nguyên nhân là do virus đậu mùa khỉ chỉ lây truyền trong một số cộng đồng nhất định: Lây truyền tốt với động vật gặm nhấm và loại khỉ trong môi trường tự nhiên, còn trong môi trường xã hội thì khả năng lây lan hạn chế hơn rất nhiều. Chưa kể, đối với bệnh đậu mùa khỉ, người bệnh phải tiếp xúc khoảng cách gần, cọ xát, da có trầy xước, quan hệ tình dục... với người bị bệnh đậu mùa khỉ thì mới có thể bị lây truyền.

Triệu chứng quan trọng nhất của những người mắc đậu mùa khỉ là đau dữ dội, ngoài ra còn có triệu chứng sốt, phát ban đỏ, đau cơ, đau đầu, mụn nước, sang thương, đặc biệt là nổi hạch. Để phát hiện bệnh cần phải thông qua 3 yếu tố. Thứ nhất là dịch tễ: Phải là những người có nguy cơ tiếp xúc gần, cọ xát, da có trầy trợt và sang thương, quan hệ tình dục... với người bị đậu mùa khỉ thì mới lây bệnh, còn người chưa bao giờ tiếp xúc với người bị đậu mùa khỉ thì không thể mắc được. Bên cạnh đó, những người tiếp xúc với người nước ngoài, chung phòng, chung giường với người lạ, người có phát ban thì có cơ sở nghi ngờ.

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tương đối là “cổ điển”, tức là đầu tiên có sốt, sau đó phát ban đỏ, đặc biệt là nổi hạch, mụn nước… Thông thường khi xuất hiện các biểu hiện này người bệnh sẽ đi khám, những trường hợp không đi khám là rất cá biệt. Thứ ba là xét nghiệm. Với những người nhiễm đậu mùa khỉ qua quan hệ tình dục, họ có thể không có triệu chứng trên người mà sẽ ở cơ quan sinh dục trước. Trong trường hợp này cần hết sức lưu ý vì có thể nhầm lẫn với các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Herpes, giang mai...

Chủ động phòng ngừa đối với bệnh đậu mùa khỉ, người dân nên tuân theo các khuyến cáo của Bộ Y tế: Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn, nhất là sau khi ho, hắt hơi; người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời.

Người dân cũng nên tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Người đến quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ chứa virus đậu mùa khỉ, và khi về Việt Nam cần chủ động khai báo cho y tế địa phương để được tư vấn...

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị quốc tế về “Quản lý đường thở WAAM” lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về “Quản lý đường thở WAAM” lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

(PNTĐ) - Hội nghị WAAM kéo dài 2 ngày, với phiên 6 làm việc, được tổ chức ngày 13/4 tại BVĐK Hồng Ngọc và ngày 14/4 tại BV Hữu Nghị Việt Đức, thu hút gần 600 y bác sĩ tham dự trực tiếp và 1000 bác sĩ tham dự trực tuyến. Tại Hội nghị, các khách mời đã được nghe một số tham luận tính thực tiễn cao như: Quản lý đường thở của u thanh quản, Đánh giá trước phẫu thuật đường thở khó, Hiệu quản dự trữ oxy, Rút ống nội khí quản khó, Đường thở khó ở trẻ em...