Hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại kéo dài, ngày 6/1, Sở Y tế Hà Nội đã có công văn số 471/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại.

Công văn nêu rõ, Sở Y tế Hà Nội đề nghị các đơn vị phổ biến Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động ban hành kèm theo Công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 của Bộ Y tế cho cán bộ y tế các cấp, nhất là tuyến y tế cơ sở, để tuyên truyền và tư vấn cho mọi người dân trên địa bàn.

Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức truyền thông, phổ biến và hướng dẫn các biện pháp dự phòng chăm sóc sức khỏe mùa lạnh cho người dân bằng nhiều hình thức phù hợp và có hiệu quả tại địa phương, theo quy định.

Hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại - ảnh 1
Người già có sức đề kháng kém, người mắc các bệnh mạn tính có nguy cơ cao mắc cảm lạnh, viêm phổi, cúm… khi thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài.

Các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố rà soát, đảm bảo bố trí đầy đủ cơ số thuốc cấp cứu, đủ giường bệnh, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp. Tổ chức khám, chữa bệnh cho người dân, bảo đảm phòng chống rét cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế theo quy định.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố là đầu mối, thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện.

Theo Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động của Bộ Y tế, một số vấn đề sức khỏe người dân thường gặp trong mùa lạnh như cảm lạnh, hen suyễn, viêm họng, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cúm, đột quỵ, ngộ độc khí than do sưởi ấm, đun nấu...; nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường lạnh hoặc do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gồm người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai; những người làm việc ngoài trời hoặc trong môi trường lạnh, gió rét, thiếu ánh nắng; người mắc các bệnh mạn tính (tăng huyết áp, hen suyễn, tim mạch, cơ xương khớp…).

Các biện pháp dự phòng được đưa ra cho từng đối tượng cụ thể, dự phòng nhiễm độc khí CO (carbon monoxide) trong nhà và bảo đảm an toàn khi sử dụng các thiết bị sưởi ấm bằng điện cũng như chú ý đến các biểu hiện của cơ thể.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 500.000 liều vắc xin sởi được trao tặng nhằm tăng cường phòng chống dịch

Hơn 500.000 liều vắc xin sởi được trao tặng nhằm tăng cường phòng chống dịch

(PNTĐ) - Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi tại nhiều địa phương, ngày 17/3 vừa qua, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC đã trao tặng 500.000 liều vắc xin sởi (MVVAC - Việt Nam) cho Bộ Y tế. Động thái này nhằm hỗ trợ công tác tiêm chủng khẩn cấp, tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin và hạn chế nguy cơ bùng phát dịch trên toàn quốc.
Quận Long Biên: Tiếp tục nhân rộng mô hình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Quận Long Biên: Tiếp tục nhân rộng mô hình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

(PNTĐ) - Ngày 13/3/2025, Trung tâm Y tế quận Long Biên phối hợp với UBND phường Bồ Đề tổ chức hội nghị tiếp và làm việc với đoàn công tác Nhật Bản thuộc dự án "Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi ứng phó với vấn đề già hoá dân số áp dụng mô hình Tsuyama" giai đoạn 2022 - 2025.
Tà áo dài hồng – nét chấm phá duyên dáng trong môi trường quân y

Tà áo dài hồng – nét chấm phá duyên dáng trong môi trường quân y

(PNTĐ) - Trong không gian bệnh viện, giữa sự nghiêm túc và kỷ luật của ngành Quân y, tà áo dài hồng nổi bật với một vẻ đẹp đặc biệt thật dịu dàng giống như những nữ cán bộ nhân viên Phòng Khoa học Quân sự (Bệnh viện TWQĐ 108) – thầm lặng và bền bỉ, dịu dàng nhưng mạnh mẽ, đơn giản nhưng không hề dễ dàng.