Khoa A9 - Bệnh viện Bạch Mai cứu sống ngoạn mục nhiều bệnh nhân trước khi có lệnh phong tỏa

Chia sẻ

Trước khi có lệnh phong tỏa Bệnh viện Bạch Mai vào ngày 28/3, nhiều bệnh nhân nặng ở tuyến dưới đã kịp thời được chuyển đến Khoa Cấp cứu A9 và đã được đội ngũ thầy thuốc nơi đây cứu sống một cách ngoạn mục với những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhất.

PGS.TS Nguyễn Văn Chi - Trưởng Khoa Cấp cứu A9 cho biết: Một bệnh nhân còn trẻ, hơn 40 tuổi, có tiền sử khá khỏe mạnh nhưng đột ngột bị đột quỵ, được chuyển đến Khoa A9 trước 2h khi có lệnh phong tỏa Bệnh viện.

Bệnh nhân đến Khoa vào giờ thứ 4, trong tình trạng liệt nửa người, hôn mê, rối loạn ý thức, thất ngôn, không nói được. Kết quả chụp mạch phát hiện bệnh nhân bị tắc động mạch cảnh trong bên trái và động mạch não giữa M1 bên trái. Đây là tổn thương lớn đối với não và thông thường với những tổn thương lớn như thế này nếu không được can thiệp kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao và nếu còn sống thì cũng để lại di chứng rất nặng nề.

PGS.TS Nguyễn Văn Chi - Trưởng Khoa Cấp cứu A9 chúc mừng bệnh nhân đã nhanh chóng bình phục sau khi được can thiệp kỹ thuật hiện đại, tiên tiến.PGS.TS Nguyễn Văn Chi - Trưởng Khoa Cấp cứu A9 chúc mừng bệnh nhân đã nhanh chóng bình phục sau khi được can thiệp kỹ thuật hiện đại, tiên tiến. (Ảnh: Mai Thanh)

Ngay sau khi đánh giá tình trạng, bệnh nhân đã được can thiệp rất kịp thời, dùng phương pháp luồn catheter vào tnong chỗ tắc và dùng dụng cụ chuyên dụng lấy cục máu đông ra, tái thông mạch máu bị tắc. Ngay sau khi được can thiệp, bệnh nhân đã có tín hiệu phục hồi tương đối tốt. Tình trạng liệt của bệnh nhân được cải thiện dần. Sau 2 ngày điều trị, bệnh nhân đã co được tay và nói trở lại. Đến hôm nay sau 1 tuần, bệnh nhân đã nói khá rõ và vận động được các động tác tinh vi như cầm đũa, thìa...

Một bệnh nhân khác cũng may mắn được chuyển đến A9 trước khi có lệnh phong tỏa đúng 1h. Bệnh nhân đến viện trong tình trạng rất nặng, hôn mê sâu. Bệnh nhân có xuất huyết dưới nhện do vỡ túi phình mạch não, gây chảy máu vào khoang dưới nhện. Sau khi can thiệp bằng coil để bít túi phình vỡ thì bệnh nhân có biến cố là giãn não thất cấp và tăng áp lực động mạch sọ. Bệnh nhân đã được phẫu thuật để dẫn lưu não thất và bơm thuốc tiêu sợi huyết vào trong não thất để tiêu sợi huyết, điều trị tăng áp lực động mạch sọ. Đây là kỹ thuật vô cùng khó và hiện nay ở Việt Nam chỉ ít cơ sở y tế triển khai được. Nếu chỉ lùi lại vài giờ, khi bệnh viện có lệnh phong tỏa, bệnh nhân không đến được Bạch Mai, không thực hiện được kỹ thuật này thì bệnh nhân sẽ phải chịu thiệt thòi rất lớn.

PGS.TS Nguyễn Văn Chi và các bác sĩ hội chẩn một ca bệnh nặng ngay tại giường.PGS.TS Nguyễn Văn Chi và các bác sĩ hội chẩn một ca bệnh nặng ngay tại giường. (Ảnh: Mai Thanh)

Trao đổi về sự bất cập này, PGS.TS Nguyễn Văn Chi cho rằng đây là câu chuyện giữa những qui định về hành chính và chuyên môn. Về chuyên môn chúng tôi nghĩ không có giớ hạn nào cả. Trong điều kiện nào thì người làm chuyên môn cũng đều nỗ lực để đạt kết quả cao nhất cho người bệnh. Các can thiệp về hành chính là hết sức cần thiết trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tuy nhiên Chính phủ và Bộ y tế cũng nhìn thấy rằng việc cách ly khoanh vùng là cần thiết song việc đảm bảo hoạt động chuyên môn, chuyên sâu là vô cùng quan trọng. Làm thế nào để hài hòa câu chuyện giữa cách ly và giải quyết chuyên môn chuyên sâu cần sự đồng thuận, tháo gỡ của Chính Phủ và lãnh đạo Bộ y tế. Và bài toán này đã có lời giải. Trong cuộc họp trực tuyến với Bộ y tế sáng 1/4, Giám đốc Bệnh viện đã chỉ đạo với những ca bệnh khó sẽ yêu cầu hội chẩn chuyên môn từ xa. Nếu cơ sở y tế tuyến dưới không thể giải quyết được bệnh nhân thì BV Bạch Mai sẵn sàng tiếp nhận theo đúng qui trình.

Mai Thanh

Tin cùng chuyên mục

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

(PNTĐ) - 790 người cao tuổi phường Bồ Đề được hướng dẫn bài thể dục tránh ngã. Đây là chương trình thuộc dự án "Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số áp dụng mô hình Tsuyama" (JICA). Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức về già hóa dân số, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.