Liệt tứ chi, nam bệnh nhân hồi phục diệu kỳ sau phẫu thuật trật đốt sống cổ nặng hiếm gặp

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đây là ca bệnh với tình trạng nặng vô cùng hiếm gặp trên thế giới.

Liệt tứ chi, nam bệnh nhân hồi phục diệu kỳ sau phẫu thuật trật đốt sống cổ nặng hiếm gặp - ảnh 1
Để xử lý tổn thương, các y bác sĩ phải “xoay sở” trong không gian hẹp giữa dây thần kinh và động mạch đốt sống mà chỉ duy nhất một động mạch, tỉ lệ rủi ro, tai biến rất lớn khi khu vực thao tác chỉ vẻn vẹn hơn 1cm2. Nhờ sự nỗ lực và xuất sắc của các y bác sĩ, rất may ca phẫu thuật đã thành công, bệnh nhân đã có thể đi lại.

Liệt tứ chi, nam bệnh nhân hồi phục diệu kỳ sau phẫu thuật trật đốt sống cổ nặng hiếm gặp - ảnh 2

Bệnh nhân là ông Nguyễn Sơn Hà (55 tuổi, trú tại Hà Nội). Khoảng 8 năm trước, khi đang đi bộ trên vỉa hè, ông Hà ngã chúi mặt xuống đất do bị cành cây không được bọc kỹ, vận chuyển trên một chiếc xe lam đập vào gáy. Ngay sau đó, ông đến bệnh viện chụp chiếu, kiểm tra sơ bộ nhưng không phát hiện tổn thương gì. Nhiều năm qua, ông Hà làm việc, sinh sống bình thường, vùng cổ cũng không đau nhức nghiêm trọng. Thi thoảng ông cảm thấy hơi mỏi, cúi lên cúi xuống nghe tiếng khớp xương kêu răng rắc nhưng chỉ nghĩ mình bị khô khớp thông thường.

Đến ngày 15/6 vừa qua, ông Hà đột ngột có triệu chứng tê tay, đến tăm bông cũng không cầm chắc được. Ông bèn đi khám được trấn an rằng triệu chứng không đáng ngại, được kê thuốc chữa đốt thoái hóa chèn vào dây thần kinh. Sau hai tháng vừa uống tây y, vừa châm cứu đông y nhưng tình trạng bệnh không hề thuyên giảm mà còn nặng dần, yếu tứ chi không đi lại được. Tới bệnh viện nơi cư trú chụp CT cắt lớp mới phát hiện 2 đốt sống cổ trên cùng của cột sống bị tổn thương rất nặng, các bác sĩ hội chẩn và quyết định chuyển đến bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Liệt tứ chi, nam bệnh nhân hồi phục diệu kỳ sau phẫu thuật trật đốt sống cổ nặng hiếm gặp - ảnh 3

Là người trực tiếp điều trị cho ông Hà, TS.BS Hoàng Gia Du - Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống (bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Đây là ca bệnh khó, tổn thương nặng, lần đầu tiên tôi gặp phải trong hơn 20 năm nghiên cứu về vấn đề này. Ở Việt Nam có lẽ cũng là ca đầu tiên. Trên thế giới, tra cứu lịch sử y văn cũng chỉ có 5-7 trường hợp có vấn đề liên quan nhưng mức độ tổn thương giải phẫu cột sống không nặng bằng”.

Phân tích kỹ hơn tình trạng của ông Hà, BS Hoàng Gia Du thông tin: Người bệnh bị tổn thương trật rất nặng hai đốt sống cổ trên cùng của cột sống. Đây là vị trí liền kề với hộp sọ. Đặc biệt vùng cổ này là nơi có các mạch máu quan trọng, cấp máu cho não bộ và trục thần kinh từ não bộ đi ra để chi phối hoạt động chức năng của các quan trong cơ thể. Mặt khác, hai đốt sống tổn thương đã có hiện tượng dính lại với nhau nên rất khó khăn phục hồi giải phẫu khi phẫu thuật. Thêm vào đó, khảo sát trước khi điều trị phát hiên thấy người bệnh chỉ còn duy nhất một động mạch đốt sống (bình thường có 2 động mạch hai bên) cấp máu cho vùng não chỉ huy các hoạt động chức năng hô hấp và tuần hoàn của con người. Khi tổn thương mạch máu còn lại này người bệnh sẽ tử vong.

Liệt tứ chi, nam bệnh nhân hồi phục diệu kỳ sau phẫu thuật trật đốt sống cổ nặng hiếm gặp - ảnh 4
Liệt tứ chi, nam bệnh nhân hồi phục diệu kỳ sau phẫu thuật trật đốt sống cổ nặng hiếm gặp - ảnh 5

Do là trường hợp rất hiếm gặp, chưa có tiền lệ nên các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai không có nhiều tư liệu để tham khảo. Ngay sau khi phân tích tình trạng bệnh nhân, bệnh viện đã khẩn trương thành lập hội đồng chuyên môn, phân tích kỹ lưỡng rủi ro và quyết định thực hiện kỹ thuật kéo nắn cột sống cổ bằng hệ thống khung chuyên dụng trước mổ: đặt khung găm vào hộp sọ, buộc vào thân mình để kéo, tách từng milimet tách hai đốt sống dính; chỉnh lại trục sinh lý giải phẫu cột sống cổ; vừa kéo vừa theo dõi.

Tuy nhiên, do người bệnh chỉ còn một động mạch đốt sống cấp máu cho não, quá trình kéo nắn có thể gây tổn thương động mạch đốt sống này và người bệnh sẽ tử vong. Do vậy, mỗi ngày người bệnh cũng chỉ được kéo từng milimet. Sau thời gian vài tuần kéo nắn, kíp mổ mới có thể thực hiện ca phẫu thuật cho người bệnh. Trong suốt quá trình này, mọi can thiệp, từ vận chuyển người bệnh tới chụp chiếu, gây mê, phẫu thuật đều phải hết sức cẩn trọng, tỉ mỉ xen lẫn tâm trạng lo lắng, hồi hộp của cả ekip. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây sang chấn khu vực tổn thương, đẩy nguy cơ của bệnh nhân lên cao.

Liệt tứ chi, nam bệnh nhân hồi phục diệu kỳ sau phẫu thuật trật đốt sống cổ nặng hiếm gặp - ảnh 6

“Chúng tôi như người đi trên dây khi thực hiện phẫu thuật cho người bệnh, làm thế nào để xoay sở, đặt được hệ thống cố định cột sống trong cái không gian hẹp giữa dây thần kinh và động mạch đốt sống, mà chỉ duy nhất một động mạch. Tỉ lệ rủi ro, tai biến rất lớn khi khu vực thao tác chỉ vẻn vẹn hơn 1cm2, nếu đi lệch hướng dụng cụ là có thể tổn thương động mạch duy nhất còn lại, nguy cơ tử vong rất cao.

Kíp mổ gồm hàng chục y bác sĩ ở nhiều chuyên khoa khác nhau tập trung cao độ để phối hợp các thao tác một cách chuẩn xác nhất. Rất may cuối cùng ca mổ đã thành công. Điều kỳ diệu đã đến khi chỉ sau 1 ngày, người bệnh đã có thể cử động trở lại. Hiện chúng tôi đang nghiên cứu, thu thập tài liệu để công bố ca bệnh này trên tạp chí y khoa chuyên ngành của thế giới” - BS Du chia sẻ. Đang nghiên cứu, thu thập tài liệu để công bố trên tạp chí y khoa chuyên ngành của thế giới.

Từ một người phải dùng xe lăn, liệt giường, nay các chức năng cơ thể của ông Hà đã quay trở lại, có thể đi lại, cơ thể dần hồi phục. Ông nói rất vui mừng, hăng hái tập luyện. “Xin cảm ơn đội ngũ y bác sĩ giúp người bệnh như chúng tôi được bình phục và có cuộc sống trở lại bình thường. Tôi sẽ tiếp tục tập luyện, nếu có sức khỏe thì lại tiếp tục đi làm”, ông Hà nói và khuyên người bệnh không nên chủ quan, nếu có vấn đề về cột sống nên đi khám chữa bệnh ở các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

BV Đa khoa Hà Đông được công nhận đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

BV Đa khoa Hà Đông được công nhận đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông chính thức được Hội đồng thẩm định công nhận đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử (EMR). Đây là một bước tiến trong quá trình chuyển đổi số, góp phần hiện đại hóa hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế Hà Nội.
Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại CDC Hà Nội

Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại CDC Hà Nội

(PNTĐ) - Công đoàn ngành Y tế Hà Nội vừa phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, tổ chức lễ ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại đơn vị. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động ngành Y tế Thủ đô.
Cảnh giác những thói quen tuy nhỏ nhưng đang cướp đi giấc ngủ của bạn mỗi đêm

Cảnh giác những thói quen tuy nhỏ nhưng đang cướp đi giấc ngủ của bạn mỗi đêm

(PNTĐ) - Chị D - một nhân viên văn phòng 40 tuổi ở Hà Nội, từng có giấc ngủ lý tưởng, bỗng chốc rơi vào địa ngục mất ngủ triền miên. Lý do không chỉ là áp lực công việc, mà còn vì chị đã phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo tưởng chừng đơn giản, và cho rằng "chỉ là mất ngủ chút thôi, ai mà chẳng gặp".
Cam kết quốc gia về kế hoạch hóa gia đình

Cam kết quốc gia về kế hoạch hóa gia đình

(PNTĐ) - Sáng ngày 9/6, tại Hà Nội, Hội thảo phổ biến cam kết tham gia chương trình Kế hoạch hóa gia đình toàn cầu đến năm 2030 đã được Cục Dân số (Bộ Y tế) chủ trì, phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức, nhằm thúc đẩy quyền của mọi người trong việc tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản một cách an toàn và theo lựa chọn cá nhân.