Tiêm vắc xin là biện pháp nhanh chóng, an toàn để phòng bệnh bạch hầu

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Trong 2 tuần đầu tháng 9 đến nay, Hệ thống tiêm chủng VNVC, đặc biệt là khu vực phía Bắc ghi nhận lượng người đến tiêm chủng vắc xin có thành phần ngừa bạch hầu tăng đột biến so với cùng kỳ tháng trước.

Đặc biệt, từ tháng 8 đến nay, bạch hầu xuất hiện ở 2 huyện Mèo Vạc và Yên Minh, tỉnh Hà Giang với hàng chục ca mắc phải cách ly và đã có ca tử vong. Đây là lần đầu tỉnh này có ca mắc bạch hầu sau 20 năm dịch bệnh vắng bóng. Trước đó, dịch bệnh cũng được ghi nhận ở tỉnh Điện Biên với một ca tử vong và một số ổ dịch rải rác.

Theo các chuyên gia, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B, nguy hiểm, có khả năng lây truyền nhanh và gây tử vong cao, buộc phải cách ly, nghiêm cấm hành vi che giấu, không khai báo theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh thường biểu hiện cấp tính hình thành giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở da, kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. 

Tiêm vắc xin là biện pháp nhanh chóng, an toàn để phòng bệnh bạch hầu - ảnh 1
Lớp giả mạc do bạch hầu gây ra có thể gây tắc đường thở, suy hô hấp. Nguồn: healthjade

Bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua các vật có chất tiết của người bệnh. Một số ít ca bệnh cũng ghi nhận bạch hầu xâm nhập qua tổn thương da, gây bạch hầu da. Bạch hầu thường ủ bệnh từ 2-5 ngày sau khi phơi nhiễm và lây lan cho người khác trước khi có triệu chứng xuất hiện. Đây là yếu tố khiến bệnh dễ lan rộng trong cộng đồng.

Bệnh có thể gặp phải ở cả trẻ em và người lớn. Trong đó, các biểu hiện ban đầu ở trẻ nhỏ thường dễ bị lầm tưởng với với cảm lạnh thông thường như đau họng, ho, sốt kèm ớn lạnh. 
Bệnh thường tiến triển ở vùng hầu họng khiến khàn tiếng hoặc khó nuốt. Bệnh có thể gây liệt ở các vùng cơ quan khác như liệt vùng mắt, thanh khí quản và các dây thần kinh hỗ trợ cơ hô hấp.

Tình trạng suy hô hấp có thể diễn tiến rất nhanh, vì khi độc tố vi khuẩn bạch hầu tấn công vùng hầu họng sẽ tạo ra giả mạc. Lớp giả mạc này phình to, xâm lấn, gây hẹp đường hô hấp dễ khiến bệnh nhân tắc nghẽn đường thở, diễn tiến suy hô hấp và tử vong. Bệnh bạch hầu còn gây nhiều biến chứng ở tim và hệ thần kinh, tăng nguy cơ tử vong cho người mắc. 

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính - Giám đốc y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, tim là bộ phận dễ bị biến chứng nghiêm trọng nhất. Khoảng 30%  bệnh nhân bạch hầu thể nặng có biến chứng viêm cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim và tử vong. Tiếp theo là các các biến chứng thần kinh chiếm khoảng 5% trong tổng số ca bệnh nặng. Bệnh có thể gây tổn thương hệ thần kinh ngoại vi và cả hệ thần kinh trung ương. 

Theo bác sĩ Chính, nhóm người có nguy cơ tử vong cao thường dưới 15 tuổi, trên 40 tuổi, nhóm người có biến chứng thận và tim mạch, người có sức khỏe yếu, bị suy giảm miễn dịch hoặc bệnh nhân đang đặt phương tiện hỗ trợ trong cơ thể, ví dụ thay van tim nhân tạo hoặc đặt shunt ở não thất, đặt catheter ở tĩnh mạch…

Tiêm vắc xin là biện pháp nhanh chóng, an toàn để phòng bệnh bạch hầu - ảnh 2
Tiêm ngừa là biện pháp hiệu quả và tiết kiệm để phòng bệnh bạch hầu. Ảnh: Mộc Thảo

Vắc xin là biện pháp nhanh chóng, tiết kiệm và an toàn để phòng bệnh bạch hầu. PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế  cho biết, từ khi vắc xin ngừa bạch hầu - ho gà - uốn ván được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 1981, số ca bạch hầu tại nước ta đã giảm mạnh.

Trong nhiều năm trở lại đây, bệnh quay trở lại với các ca bệnh rải rác ở các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, các tỉnh Tây Nguyên, gần đây là các tỉnh miền núi phía Bắc. Qua điều tra dịch tễ, đây đều là các vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp. 

Vắc xin phòng bạch hầu có trong tất cả các vắc xin kết hợp 2 trong 1; 3 trong 1; 4 trong 1; 5 trong 1; 6 trong 1. Vắc xin 6 trong 1 và 5 trong 1 có thể tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuần tuổi đến 2 tuổi. Vắc xin 4 trong 1 có thể tiêm cho trẻ từ 2 tháng đến dưới 7 tuổi. Vắc xin 3 trong 1 có thể tiêm cho trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn. Ngoài ra, vắc xin 2 trong 1 ngừa bạch hầu, uốn ván có thể tiêm cho trẻ từ 7 tuổi đến người lớn. 

Bác sĩ Chính lưu ý, khả năng bảo vệ của vắc xin ngừa bệnh bạch hầu sẽ suy giảm theo thời gian, cần tiêm nhắc lại 10 năm 1 lần, đặc biệt tiêm nhắc vào các cột mốc như: từ 4 đến 7 tuổi; từ 9 đến 15 tuổi; phụ nữ trước hoặc đang mang thai; người già từ 50 tuổi trở lên; người lớn có bệnh mạn tính ở phổi, tim mạch, thận…

Ngoài ra, các yếu tố giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân cũng rất quan trọng trong phòng dịch. Nếu địa phương phát hiện người mắc, cần thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để được cách ly và điều trị kịp thời. 

 

Tin cùng chuyên mục

“Rửa tay với xà phòng - Tại sao lại quan trọng”

“Rửa tay với xà phòng - Tại sao lại quan trọng”

(PNTĐ) - Ngày 15/10 vừa qua, Bộ Y tế đã phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng, Hội LHPN Việt Nam và Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam tổ chức mít tinh hưởng ứng ngày Thế giới rửa tay với xà phòng tại TP. Đà Nẵng với chủ đề “Rửa tay với xà phòng - Tại sao lại quan trọng”.
Cục Dân số phát động Cuộc thi sáng tác logo ngành Dân số

Cục Dân số phát động Cuộc thi sáng tác logo ngành Dân số

(PNTĐ) - Theo Cục Dân số, Cuộc thi sáng tác logo ngành Dân số nhằm chọn 1 logo ngành Dân số phù hợp với định hướng chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, thể hiện nét đặc trưng, tính khái quát cao về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân số đối với mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và đối với phát triển bền vững của đất nước.
Better Choice Awards 2024: FPT Long Châu thắng giải “Ứng dụng đột phá cho nhu cầu sức khỏe”

Better Choice Awards 2024: FPT Long Châu thắng giải “Ứng dụng đột phá cho nhu cầu sức khỏe”

(PNTĐ) - Bằng việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), Ứng dụng Khách hàng Long Châu đã vinh dự nhận giải “Ứng dụng đột phá cho nhu cầu sức khỏe”, trong Gala Better Choice Awards năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia cơ sở Hòa Lạc (NIC) vào tối 2/10/2024.
Giải mã Gen có thể đảo ngược quá trình lão hóa

Giải mã Gen có thể đảo ngược quá trình lão hóa

(PNTĐ) - Theo các chuyên gia y tế, thay vì phòng bệnh và các yếu tố nguy cơ gây bệnh từ sớm, đa phần người Việt Nam có xu hướng mắc bệnh hoặc có dấu hiệu lâm sàng rõ ràng rồi mới đi khám, điều trị. Đơn cử với bệnh lý ung thư, căn bệnh gây ra hơn 120.000 ca tử vong mỗi năm (theo globocan 2020), hơn 40% số ca tử vong liên quan đến bệnh này có thể phòng ngừa bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ.