Vinmec thành lập Phòng nghiên cứu ung thư xương tại Nhật Bản

HÒNG QUÂN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tháng 7/2022, Hệ thống Y tế Vinmec công bố thành lập Phòng nghiên cứu về ung thư xương chuyên sâu ở cấp độ tế bào và dưới tế bào tại Đại học Thành phố Osaka (Osaka Metropolitan University - OMU), Nhật Bản. Mục tiêu của Phòng nghiên cứu là tìm ra những phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân thông qua việc kết hợp ưu thế nghiên cứu chuyên sâu về ung thư xương của OMU với dữ liệu điều trị lâm sàng thực tế từ Vinmec.

Vinmec thành lập Phòng nghiên cứu ung thư xương tại Nhật Bản  - ảnh 1
Đại diện Vinmec và ĐH Thành phố Osaka (Osaka Metropolitan University), Nhật Bản trong lễ khai trương Phòng nghiên cứu về ung thư xương (Vinmec Healthcare Innovation Lab) đặt tại OMU.

Phòng nghiên cứu ung thư xương Vinmec tại OMU được thiết kế riêng biệt với đầy đủ những trang thiết bị hiện đại, các công nghệ bảo quản và phân tích hàng đầu phục vụ nghiên cứu như máy lạnh sâu PHCBI; công nghệ xử lí mẫu mức độ gen, phân tử next-Generation Sequencing (Công nghệ giải trình tự song song hàng loạt) - công nghệ giải trình gen, DNA hiện đại nhất hiện nay…

Với nguồn dữ liệu lớn từ Ngân hàng mô Vinmec và công nghệ chuyên sâu từ OMU - các công trình tại Phòng Nghiên cứu sẽ mang tính cá thể hóa cao, đặc biệt phù hợp với các đặc điểm riêng của người Việt nói riêng và người châu Á nói chung. Đây cũng là cơ sở phân tích giá trị, giúp theo dõi điều trị cho bệnh nhân ở thời điểm hiện tại cũng như đánh giá các phương pháp chẩn đoán và điều trị mới trong vòng 5-10 năm tới.

Vinmec thành lập Phòng nghiên cứu ung thư xương tại Nhật Bản  - ảnh 2
Ngay sau lễ khai trương, hai bên đã tổ chức một cuộc họp để trao đổi cụ thể về chương trình hoạt động của Lab với sự tham gia của GS Norifumi Kawada - Hiệu trưởng Trường Đại học và Sau đại học Y khoa, kiêm Chủ nhiệm Khoa Gan mật (OMU)

Đặc biệt, Phòng nghiên cứu sẽ có tính ứng dụng cao nhờ các hoạt động phối hợp liên tục giữa các bác sĩ Việt Nam và Nhật Bản để điều trị cho bệnh nhân đang trong quá trình điều trị tại Vinmec. Sau mỗi liệu trình, sinh phẩm xét nghiệm sẽ được gửi sang Nhật để phân tích, từ đó bác sĩ tinh chỉnh lại phác đồ như tăng/giảm liều hóa trị, thuốc uống... phù hợp với tiến triển của từng người nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Phòng nghiên cứu chuyên sâu về ung thư xương Vinmec do PGS.TS Lê Thị Thanh Thủy từ Trường Y khoa (OMU) và Giáo sư Trần Trung Dũng – Giám đốc Trung tâm CTCH&YHTT Vinmec, kiêm GS thỉnh giảng tại OMU phát triển và làm đồng giám đốc, điều hành hoạt động và chủ trì các dự án liên quan.

Vinmec thành lập Phòng nghiên cứu ung thư xương tại Nhật Bản  - ảnh 3
GS.TS Trần Trung Dũng – Giám đốc Trung tâm CTCH&YHTT Vinmec đồng thời là GS thỉnh giảng OMU, đồng Giám đốc Vinmec Healthcare Innovation Lab giới thiệu về Hệ thống Y tế Vinmec và Trường ĐH VinUni với các giáo sư Nhật Bản tại OMU.

Tham gia hướng dẫn là các chuyên gia hàng đầu về ung thư của Nhật Bản đang giảng dạy tại trường như: GS Norifumi Kawada - Hiệu trưởng Trường Đại học và Sau đại học Y khoa, kiêm Chủ nhiệm Khoa Gan mật (OMU); GS Hisashi Motomura – Hiệu phó Trường Đại học và Sau đại học Y khoa, Chủ nhiệm ủy ban hợp tác quốc tế, kiêm Trưởng Đơn vị phẫu thuật thẩm mỹ (OMU); GS Daisuke Tsuruta - Trưởng Khoa thẩm mỹ da liễu, Trường Đại học và Sau đại học Y khoa (OMU)….

Nghiên cứu sinh là các bác sỹ đến từ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao (CTCH & YHTT) Vinmec.

GS Trần Trung Dũng, Đồng giám đốc Phòng nghiên cứu tại Nhật Bản phát biểu: “Nghiên cứu cơ bản giúp cho bàn tay, ánh mắt của người bác sĩ lâm sàng có thể chạm sâu tới ở mức độ tế bào và dưới tế bào của quá trình điều trị. Chỉ với các nghiên cứu cơ bản chuyên sâu hơn ở cấp độ này, kết quả điều trị ung thư xương mới có thể được theo dõi tiến triển liên tục. Đó cũng là một phần của xu hướng cá thể hóa và y học chính xác mà Vinmec đang hướng tới”.

Vinmec thành lập Phòng nghiên cứu ung thư xương tại Nhật Bản  - ảnh 4

 Những chuyên gia Nhật Bản và nghiên cứu sinh Việt Nam đầu tiên sẽ tham gia vào chương trình nghiên cứu chuyên sâu về ung thư xương tại Vinmec Healthcare Innovation Lab, kỳ vọng sẽ mang lại những đột phá mới, liệu pháp mới để nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Chúc mừng dự án hợp tác nghiên cứu và đào tạo giữa hai bên, GS Norifumi Kawada cũng khẳng định: “Đây sẽ là cầu nối hiệu quả cho các hoạt động điều trị lâm sàng và nghiên cứu khoa học cơ bản, góp phần vào việc điều trị cho bệnh nhân. Chúng tôi hy vọng rằng dự án mới sẽ tạo nên bức tranh tổng thể các vấn đề về ung thư xương ở Việt Nam và hỗ trợ các dịch vụ chăm sóc cho người bệnh tốt hơn”.

Việc thành lập Phòng nghiên cứu Ung thư Xương nằm trong kế hoạch hợp tác nghiên cứu giữa Hệ thống y tế Vinmec (Việt Nam) và Đại học Thành phố Osaka (Nhật Bản) vừa được ký kết.

Quá trình học tập, nghiên cứu tại Đại học Thành phố Osaka sẽ mở ra cơ hội để đội ngũ bác sĩ chấn thương chỉnh hình Vinmec nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học độc lập – một trong những yếu tố cốt lõi đối với nhân sự của một Trung tâm xuất sắc (COE) theo định hướng phát triển của Hệ thống Y tế Vinmec theo hướng hàn lâm hiện nay.

Thông tin về Đại học Thành phố Osaka (Osaka Metropolitan University)

Đại học Thành phố Osaka (OMU) là một trong những trường đại học lâu đời nhất của Nhật Bản với tuổi đời gần 150 năm. Nằm trong top 3/744 Trường đại học hàng đầu của Nhật Bản về chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo, được đánh giá chuẩn mực về nghiên cứu khoa học, hàng năm trường tiếp nhận và đào tạo gần 10.000 sinh viên, trong đó có khoảng 500 sinh viên quốc tế. Trong đó, Bệnh viện thực hành của Trường Đại học và Sau đại học Y khoa thuộc OMU vừa được bình chọn là bệnh viện tốt nhất thế giới về 2 chuyên khoa: Chấn thương chỉnh hình và Xạ trị ung thư. Bệnh viện có diện tích 87.000 m2, với 900 giường bệnh và thường xuyên tiếp nhận và điều trị hơn 2.000 bệnh nhân ngoại trú hàng ngày.

Website: https://www.med.osaka-cu.ac.jp/

Nguồn thông tin bệnh viện tốt nhất thế giới về Chấn thương chỉnh hình của Newsweek: Best Specialized Hospitals 2022 - Orthopedics (newsweek.com)

Tin cùng chuyên mục

Bệnh viện Da liễu Trung ương triển khai đăng ký khám bệnh trực tuyến: Tiện lợi, nhanh chóng

Bệnh viện Da liễu Trung ương triển khai đăng ký khám bệnh trực tuyến: Tiện lợi, nhanh chóng

(PNTĐ) - Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong y tế và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự nhanh chóng, tiện lợi cho người bệnh khi tới khám, BV Da liễu Trung ương đã chính thức áp dụng hình thức đăng ký và thanh toán chi phí khám bệnh trực tuyến qua website chính thức của bệnh viện tại địa chỉ Dalieu.vn.
Cục An toàn thực phẩm chỉ rõ chiêu trò thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng và cách nhận biết

Cục An toàn thực phẩm chỉ rõ chiêu trò thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng và cách nhận biết

(PNTĐ) - Tình trạng thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng đang là vấn nạn nhức nhối. Ngày 07/5, bà Trần Việt Nga, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), đã chia sẻ về những nỗ lực của Bộ Y tế trong việc tăng cường quản lý, đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng cần nâng cao cảnh giác.
Đừng tưởng ung thư vú chỉ là bệnh của phụ nữ: Quý ông cũng cần cảnh giác!

Đừng tưởng ung thư vú chỉ là bệnh của phụ nữ: Quý ông cũng cần cảnh giác!

(PNTĐ) - Ung thư vú ở nam giới rất hiếm, với khoảng 2.710 ca mới tại Hoa Kỳ năm 2022. Các dấu hiệu ung thư vú ở nam giới có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, đặc biệt là ở người 60-70 tuổi. Tuy nhiên, do ít phổ biến hơn ở nữ giới, nam giới thường bỏ qua triệu chứng, dẫn đến chẩn đoán muộn và ảnh hưởng đến tiên lượng điều trị.
Nội soi gắp bỏ khối bã thức ăn lớn 4x4cm trong dạ dày cụ bà, cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn

Nội soi gắp bỏ khối bã thức ăn lớn 4x4cm trong dạ dày cụ bà, cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn

(PNTĐ) - Mới đây, các bác sĩ tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã thực hiện nội soi thành công, gắp bỏ một khối bã thức ăn lớn kích thước khoảng 4x4cm ra khỏi dạ dày của một bệnh nhân nữ 65 tuổi. Trường hợp này không chỉ giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ biến chứng nguy hiểm mà còn là lời cảnh báo về tình trạng bã thức ăn dạ dày, một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nhưng không thể chủ quan.
Kháng thể Palivizumab: Biện pháp dự phòng RSV hiệu quả cho trẻ nguy cơ cao

Kháng thể Palivizumab: Biện pháp dự phòng RSV hiệu quả cho trẻ nguy cơ cao

(PNTĐ) - Virus hợp bào hô hấp (RSV – Respiratory Syncytial Virus) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh non hoặc có bệnh lý nền như tim bẩm sinh. Mặc dù đa số ca bệnh ở mức độ nhẹ và tự giới hạn, một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhi có thể diễn tiến nặng, dẫn đến viêm phổi, viêm tiểu phế quản, suy hô hấp cấp và tử vong, đặc biệt trong những tháng đầu đời.