Ươm mầm hạnh phúc cho những quân nhân hiếm muộn

Chia sẻ

“10 ca thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí 100%”trong chương trình hỗ trợ quân nhân hiếm muộn với chủ đề “Yêu thương lan tỏa”, vừa được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội trao cho các cặp vợ chồng.

Nỗi lòng quân nhân hiếm muộn

Tại buổi lễ, các gia đình nhận được hỗ trợ 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm đã có những chia sẻ xúc động về hành trình tìm con của mình. Như trường hợp của anh Vừ A Ninh và chị Vàng Thị Hoa (bản Nậm Kè, huyện Mường Nhé, Điện Biên), hai vợ chồng là người dân tộc Mông, kết hôn từ năm 2017, sau một năm không thấy tin vui, anh đi khám thì được biết tinh trùng yếu, còn chị bị viêm âm đạo.

Các đại biểu và gia đình quân nhân tại buổi lễ công bố và trao quyết định: “10 ca thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí 100%”Các đại biểu và gia đình quân nhân tại buổi lễ công bố và trao quyết định: “10 ca thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí 100%”

Do đặc thù công việc, anh Ninh là bộ đội, công tác tại Đồn Biên phòng Nậm Kè, chị Hoa là giáo viên mầm non, cả hai thường xuyên phải đi công tác, làm việc tại các điểm bản xa. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, vợ chồng lại càng khó có thời gian ở bên nhau, cộng thêm kinh tế khó khăn nên hành trình tìm con của hai vợ chồng dường như phải gác lại.

Cũng có trường hợp đã hiếm muộn 13 năm, như người lính Phan Văn Thanh và vợ là chị Lô Thị Ất, người dân tộc Tày ở xã Khâm Thành, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Anh thường xuyên công tác xa nhà, vì vậy sau 7 năm lấy nhau không có tin vui, hai vợ chồng thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm tại một Bệnh viện nhưng thất bại. Hành trình tưởng chừng phải dừng lại thì hai vợ chồng may mắn nhận được gói hỗ trợ ý nghĩa đầy nhân văn này.

Với anh Chu Văn Trường cùng vợ là chị Nghiêm Thị Hồng trải qua hành trình 9 năm dài tìm con, một lần thụ tinh nhân tạo (IUI) và hai lần thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), nhưng khát khao làm cha, làm mẹ của hai vợ chồng vẫn chưa vẹn tròn.

Còn với anh Hoàng Đức Cảnh (hiện đang công tác tại Phòng hậu cần-Sư đoàn 316) và chị Đặng Thị Hoài Trang (xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ), là gia đình hiếm muộn lâu năm nhất trong đơn vị, vợ chồng đã bước trên hành trình tìm con được 8 năm kể từ khi kết hôn năm 2013 đến nay. Sau ba lần không may sảy thai, anh Cảnh và chị Trang đã lặn lội thăm khám tại nhiều bệnh viện để tìm con. Vợ tắc vòi trứng, chồng  tinh trùng yếu cùng áp lực từ họ hàng khiến hai vợ chồng không khỏi đau lòng.

Với trường hợp anh Hoàng Văn Dũng-chị Nguyễn Thị Yến kết hôn từ năm 2013 nhưng đến nay vẫn chưa hiện thực hóa được giấc mơ làm cha, làm mẹ. Công tác tại Bộ Tham mưu-Quân chủng Hải quân, anh Dũng phải công tác xa nhà, lênh đênh trên biển trong suốt thời gian dài. Từ TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cam Ranh…trong suốt 8 năm kể từ khi kết hôn, chị Yến cũng không thể nhớ rõ biết bao lần theo chồng chuyển công tác. Hai vợ chồng cũng đã một lần thực hiện thụ tinh nhân tạo nhưng không thành công.

San sẻ gánh nặng cùng các gia đình trên hành trình tìm tiếng cười trẻ thơ

Chương trình “Hỗ trợ Quân nhân hiếm muộn-Yêu thương lan tỏa” diễn ra từ ngày 19/05/2021 đến 19/05/2022 là một trong những hoạt động ý nghĩa và nhân văn hướng tới cộng đồng bên cạnh các chương trình hỗ trợ thăm khám và điều trị vô sinh -hiếm muộn mà Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã triển khai trước đó như: Tuần lễ Vàng-Ươm mầm hạnh phúc; Hỗ trợ miễn phí thụ tinh trong ống nghiệm cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; Hỗ trợ các gia đình hiếm muộn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19… Tính đến nay, hàng nghìn cặp vợ chồng hiếm muộn đã đón được con yêu thông qua các chương trình hỗ trợ.

Ths.BS Lê Thị Thu Hiền và Đại tá Phí Hữu Khiết  Khi trao quyế định cho các gia đìnhThs.BS Lê Thị Thu Hiền và Đại tá Phí Hữu Khiết Khi trao quyế định cho các gia đình

Với chương trình “Hỗ trợ quân nhân hiếm muộn-Yêu thương lan tỏa” hy vọng sẽ san sẻ phần nào gánh nặng cho các gia đình quân nhân trên hành trình tìm kiếm tiếng cười trẻ thơ.Trong thời gian diễn ra chương trình, bên cạnh hỗ trợ 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho 10 gia đình quân nhân hiếm muộn, Bệnh viện còn cócác hỗ trợ thiết thực như: Miễn phí khám, tư vấn, siêu âm, soi tươi đường sinh dục, xét nghiệm tinh dịch đồ; Giảm 20% chi phí xét nghiệm cận lâm sàng; Hỗ trợ 3 triệu đồng khi thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

Ths. BS Lê Thị Thu Hiền-Phó Giám đốc, Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện cho biết: “Giấc mơ có một gia đình nhỏ và tiếng cười trẻ thơ tưởng chừng như rất giản đơn, nhưng đối với các gia đình vô sinh-hiếm muộn, đó lại là một hành trình vất vả, nhọc nhằn. Đối với những gia đình quân nhân thì khó khăn càng nhân lên gấp bội khi phần lớn thời gian, họ khoác trên mình màu áo lính phục vụ nhân dân, đất nước, thậm chí không thể chăm lo cho gia đình nhỏ của mình. Mỗi gia đình đều có những câu chuyện, hoàn cảnh riêng, nhưng đều chung một khát khao cháy bỏng là đón được con yêu. Vì lẽ đó, bản thân các bác sĩ, đội ngũ nhân viên của Bệnh viện luôn nỗ lực duy trì các hoạt động ý nghĩa như chương trình Hỗ trợ quân nhân hiếm muộn- Yêu thương lan tỏa nói riêng và các chương trình hướng tới cộng đồng nói chung”.

                                                                                                      HOÀNG NHẤT

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.