Phát hiện đột phá trong điều trị ung thư vú của thiếu niên 16 tuổi

Chia sẻ

PNTĐ-Một thiếu niên 16 tuổi sống tại Anh đã khám phá ra cách chữa một trong những dạng ung thư vú nguy hiểm nhất, mang lại cơ hội sống cho 15% số ca ung thư vú mới mỗi năm.

 
Phát hiện đột phá trong điều trị ung thư vú của thiếu niên 16 tuổi - ảnh 1
 
Tại Anh, mỗi năm có khoảng 7.500 phụ nữ chẩn đoán mắc ung thư vú âm tính với 3 thụ thể hoóc môn (chiếm 15% số ca mắc mới ung thư vú), một dạng ung thư không đáp ứng với thuốc điều trị. Do đó, điều trị ung thư vú dạng này chỉ là phẫu thuật, xạ trị, hoá trị và điều này làm giảm cơ hội sống của người bệnh.

Tuy nhiên, một thiếu niên 16 tuổi sống tại Epsom, Surrey, Anh tin rằng đã tìm ra câu trả lời khi tìm ra cách để biến dạng ung thư âm tính với 3 thụ thể hooc môn sang 1 dạng có khả năng đáp ứng với thuốc điều trị.

Trên thực tế, trong quá trình điều trị dạng ung thư này, đã có những bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị nhưng một số lại không. Vấn đề này liên quan chặt chẽ với câu hỏi liệu tế bào ung thư vú có khả năng “biệt hoá” hay không.

Sự biệt hoá này có nghĩa là các tế bào sẽ gần giống với tế bào khoẻ mạnh, chúng tăng trưởng và nhân lên chậm hơn và ít “hung hăng” hơn. Và khi không biệt hoá, chúng sẽ bị “mắc kẹt” trong dạng thức nguy hiểm, lây lan nhanh chóng và trở thành những khối u ác tính.

Và Krtin Nithiyanandam đã phát hiện ra cách để biệt hoá những tế bào chết người này bằng cách khoá 1 protein có tên là ID4.

“Hầu hết các ung thư đều có thụ thể trên bề mặt mà có khả năng liên kết (điều trị) với các loại thuốc như Tamoxifen nhưng riêng dạng ung thư vú 3 thụ thể hooc môn âm tính lại không có thụ thể vì thế thuốc không thể phát huy tác dụng.”, Krtin nói.

"Tiên lượng đối với những phụ nữ mắc ung thư không biệt hoá (các tế bào bị mắc kẹt trong dạng tăng triển nguy hiểm) không tốt lắm. Do đó, mục tiêu là phải đưa ung thư quay trở lại dạng có thể điều trị”.

“Protein ID4 thực sự có khả năng ngăn chặn sự phân hoá của các tế bào gốc trong khối u (một hình thức giúp làm chậm lại sự tăng trưởng và nhân lên của các tế bào ác tính). Vì vậy cần phải khoá ID4 để biệt hoá khối u".

Krtin cũng phát hiện ra rằng việc nâng khả năng hoạt động của gen ức chế khối u (PTEN) sẽ cho phép quá trình hoá trị hiệu quả hơn, giúp việc điều trị trở nên hiệu quả hơn nhiều.

"Tôi đã tìm ra cách để “khoá” các gen mà sản xuất ID4, từ đó làm khối u ít nguy hiểm hơn”, Krtin cho biết.

Krtin hy vọng sẽ nhận được sự quan tâm của giới khoa học để dự án của em được phát triển hơn nữa.

Trước đó, thiếu niên này đã dành chiến thắng tại Hội chợ Khoa học Google 2015 cho sáng tạo xét nghiệm Alzheimer với khả năng phát hiện sớm dấu hiệu bệnh.

***
Krtin là một người Anh gốc Ấn Độ. Em đang học trường Sutton Grammar School. Em quan tâm tới lĩnh vực y học từ khi còn rất nhỏ và luôn bị hấp dẫn bởi những gì các bác sĩ giảng giải.

Niềm đam mê khoa học thần kinh đã mang lại cho em giải thưởng khoa học thường niên của Google năm 2015 và dành chiến thắng tại giải thưởng Scientific American Innovator.

Krtin cũng đã có bài phát biểu tại lễ ra mắt Học viện Nghiên cứu trong trường học ở Bảo tàng khoa học vào tháng 3.2016

PV

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.
Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh đã tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR) vào ngày 26/6, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số của ngành y tế Thủ đô. Việc thẩm định thành công khẳng định bệnh viện đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và hiệu quả quản lý.
Bệnh viện Hữu Nghị khai trương Phòng khám chữa bệnh theo yêu cầu: Nâng tầm chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Bệnh viện Hữu Nghị khai trương Phòng khám chữa bệnh theo yêu cầu: Nâng tầm chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng

(PNTĐ) - Sáng 26/6/2025, bệnh viện Hữu Nghị trang trọng tổ chức Lễ khai trương Phòng khám chữa bệnh theo yêu cầu tại trụ sở bệnh viện, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chiến lược nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của người dân.