Dinh dưỡng người Việt trong thời hội nhập

Chia sẻ

PNTĐ-Tập đoàn TH đang nỗ lực để đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Y tế giải quyết những thách thức lớn về dinh dưỡng.

 
Đó là trăn trở được tập đoàn TH- doanh nghiệp lớn trong ngành sữa và thực phẩm đưa ra tại Hội thảo quốc tế Dinh dưỡng cho người Việt. Xu hướng hội nhập hiện nay không những đặt ra những nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng mới mà còn gián tiếp khắc sâu những vấn đề như mất cân bằng dinh dưỡng và các bệnh liên quan. Tập đoàn TH đang nỗ lực để đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Y tế giải quyết những thách thức lớn về dinh dưỡng.
 
Từ thách thức mới về dinh dưỡng
 
Những năm vừa qua, sự phát triển kinh tế đã mang lại nhiều thành tựu trong cải thiện dinh dưỡng của người Việt. Tình trạng đói ăn đã giảm trên diện rộng, tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng trên tuổi) đã giảm hơn 60% từ 1990. Bữa ăn người Việt đã tăng dần lượng thịt, mỡ và cung cấp đầy đủ năng lượng theo khuyến cáo của WHO. 
 
Mặt khác, lối sống công nghiệp vội vã cũng thúc đẩy các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn nhiều đường tinh luyện, muối và thói quen ít vận động, sử dụng thiết bị điện tử kéo dài. Tâm lý ưa chuộng thịt hơn rau xanh được tạo cơ hội phát triển, dẫn đến chế độ ăn không hợp lý, không đáp ứng đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất dù dư thừa năng lượng và các chất béo. Hệ quả là sự gia tăng của tình trạng thừa cân, béo phì và các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng khác như rối loạn chuyển hoá, suy giảm sức đề kháng do thiếu chất …
 
Cũng vì đó, bệnh mãn tính không lây nhiễm lên ngôi và trở thành vấn nạn hàng đầu về sức khỏe. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đã tổng kết: “Ước tính Việt Nam có tới 12 triệu người bị mắc tăng huyết áp và 3 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, trên 2 triệu người mắc bệnh hô hấp mãn tính và mỗi năm có trên 125.000 ca được phát hiện mắc ung thư.”
Trong bối cảnh dân số già hóa, bệnh mãn tính gia tăng, cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho những nhóm đối tượng đặc thù như người cao tuổi, người người mắc bệnh mãn tính không lây, lao động nữ là sự đầu tư hiệu quả nhất vào sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội và tiềm lực cạnh tranh trong tương lai.
 
Để đảm bảo nguồn nhân lực, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em rất cần được chú trọng, đặc biệt là giai đoạn 1.000 ngày đầu đời và học đường. Dù tỉ lệ suy dinh dưỡng đang giảm rõ rệt, tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao/ tuổi) vẫn ở mức rất cao 24,2 %. Theo khảo sát, chiều cao của người Việt Nam vẫn đứng cuối bảng, chỉ đạt 164,4 cm với nam giới và 153,4 cm với nữ giới. 
 
Đến những cơ hội phát triển qúy báu.
 
Hội nhập cũng mở ra cánh cửa để học hỏi tri thức, kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng trên thế giới. Tại hội thảo vừa qua, ông Nakamura Teiji - Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thiết thực, được đúc rút từ thành công trong việc cải thiện dinh dưỡng để đưa chiều cao trung bình của người Nhật lên top 2 châu Á.
 
Dinh dưỡng người Việt trong thời hội nhập - ảnh 1
Ông Nakamura Teiji - Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản

 
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của chế độ ăn hợp lý như nhân tố chính giúp Nhật chiến thắng suy dinh dưỡng, thấp còi, yếu về thể lực và sức đề kháng. Ngay sau thế chiến hai, Nhật Bản tiến hành tái thiết đất nước và chương trình dinh dưỡng học đường được xem như cách hữu hiệu để giáo dục thói quen ăn uống lành mạnh cho người dân. 
 
Dinh dưỡng người Việt trong thời hội nhập - ảnh 2

Dinh dưỡng người Việt trong thời hội nhập - ảnh 3
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, người Nhật thiếu lượng thực, suy dinh dưỡng và đói kém. Vì vậy, khi đó người Nhật đã đánh giá việc cải thiện chiều cao, tầm vóc đặc biệt chú trọng đến trẻ em và bữa ăn học đường Nhật Bản đã được xây dựng.

 
Bữa ăn học đường hoàn chỉnh được triển khai từ năm 1951 và liên tục được đánh giá một cách khoa học để cải tiến. Năm 1954, Nhật Bản chính thức áp dụng Luật Bữa ăn học đường, quy chuẩn hóa rõ ràng về tiêu chuẩn dinh dưỡng cùng như vệ sinh an toàn thực phẩm. 
 
Trước đó, chương trình sữa cho trường học được thực hiện ngay từ năm 1945. Sữa tươi luôn là một phần thiết yếu cho cả ba loại bữa ăn học đường (bữa ăn hoàn thiện, bữa ăn phụ và sữa học đường). 
 
Tại Việt Nam, bữa ăn học đường đang từng bước được triển khai với điểm nhấn là phần mềm trực tuyến giúp các bố mẹ và nhà trường xây dựng cân bằng thực đơn cân bằng dinh dưỡng. Nguyên tắc bữa ăn học đường cũng nhấn mạnh việc sử dụng sữa để cải thiện khẩu phần Canxi. Chính phủ cũng đã ban hành Chương trình Sữa học đường Quốc gia để thúc đẩy việc hỗ trợ học sinh có cơ hội uống sữa tại trường học.
 
Đồng hành chặt chẽ với Chương trình, tập đoàn TH là đơn vị khởi xướng nghiên cứu lâm sàng sữa học đường với các đối chứng khoa học, đi đầu trong việc cung cấp sữa tươi học đường đạt chuẩn cho học sinh, góp phần quan trọng trong việc cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi vàng từ 2 tới 12 tuổi.
 
Tại Hội thảo này, Tập đoàn TH đã công bố đề án Dinh dưỡng người Việt kéo dài 10 năm với 6 tiểu đề án dành cho những nhóm đối tượng đặc thù. Đề án dinh dưỡng đầu tiên được công bố bởi một doanh nghiệp này là thành quả từ sự kết hợp khoa học công nghệ hiện đại với quyết tâm vì sức khỏe cộng động, vì hạnh phúc đích thực của TH. Không chỉ có sữa học đường cho trẻ em, tập đoàn TH thực hiện nghiên cứu các sản phẩm phù hợp, lành mạnh cho nhiều đối tượng.
 
Dinh dưỡng người Việt trong thời hội nhập - ảnh 4
Bà Thái Hương chia sẻ về khát vọng cải thiện dinh dưỡng cho người Việt.

 
Bên cạnh những hoạt động nghiên cứu, kiểm nghiệm khoa học phát triển sản phẩm, tư vấn chính sách, Đề án của Tập đoàn TH còn nhấn mạnh vào công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về dinh dưỡng. Người tiêu dùng ngày một chủ động tìm kiếm thông tin về sản phẩm nên rất cần thông tin minh bạch, có cơ sở khoa học rõ ràng để đủ năng lực chọn sản phẩm tốt và đẩy lùi sản phẩm chưa lành mạnh
 
 
 Tại sự kiện, bà Thái Hương – Nhà tư vấn và sáng lập tập đoàn TH đã thẳng thắn bày tỏ sự cần thiết ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia cho các sản phẩm dinh dưỡng học đường đúng chuẩn quốc tế như cách Nhật Bản đã thành công với Luật Bữa ăn học đường. Cơ chế đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng, đem lại sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng và sẵn sàng ra biển lớn.
 
 
 
PV

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.