Phòng ngừa bệnh không lây nhiễm: Chủ động, không chủ quan

Chia sẻ

PNTĐ-Hiện nay chúng ta vẫn đang phải đối mặt với sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng người dân.

 
Thời gian qua, Việt nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác y tế, hướng tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Tuy nhiên, hiện chúng ta vẫn đang phải đối mặt với sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng người dân.
 
Nhiều nghiên cứu và thống kê cho thấy có 77% người dân Việt Nam hiểu sai về bệnh tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ của bệnh; hơn 70% người dân không biết cách phát hiện sớm và dự phòng bệnh tăng huyết áp; chỉ có hơn 30% số người bệnh đái tháo đường trong độ tuổi từ 18 - 69 được chẩn đoán; 25 - 50% số người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không được chẩn đoán đúng trước khi nhập viện điều trị...
 
Các bệnh không lây nhiễm đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam. Cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc và tập trung ở các bệnh như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính; 40% tử vong trước 70 tuổi. Trong đó, tỷ lệ chết do ung thư của Việt Nam là 70% vì đến khám bệnh ở những giai đoạn muộn, khả năng chữa trị hạn chế.
 
“Bên cạnh đó các bệnh không lây nhiễm còn gây tàn phế nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị, theo dõi, chăm sóc lâu dài theo hướng dẫn của Bộ Y tế” - PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Hội Y học các nước Đông Nam Á, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam khuyến cáo.
 
Phòng ngừa bệnh không lây nhiễm: Chủ động, không chủ quan - ảnh 1
Các đại biểu tập bài thể dục hưởng ứng ngày Sức khỏe thế giới 2019

 
Chia sẻ tại buổi mít tinh “Ngày sức khỏe thế giới năm 2019 - Hưởng ứng Chương trình Sức khỏe Việt Nam và tuyên dương Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu lần thứ VIII” tổ chức ngày 7/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Ngoài những yếu tố liên quan tới môi trường sống, biến đổi khí hậu trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa… nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ mắc và chết cao đối với bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm ở nước ta hiện nay xuất phát từ lối sống thiếu lành mạnh, sự chủ quan của người dân như: hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn ít rau xanh, trái cây, ăn nhiều muối, thiếu hoạt động thể lực…; tình trạng thừa cân béo phì, tăng huyết áp, tăng đường máu, rối loạn lipid máu… đều có xu hướng gia tăng nhanh.
 
Trong khi đó, mạng lưới y tế tuyến cơ sở chưa quản lý được các bệnh mạn tính, nhiều nơi năng lực còn hạn chế, phần lớn người dân chưa chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ, sàng lọc phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm và lười rèn luyện thể chất.
 
Hướng tới nâng cao sức khỏe, dự phòng, khống chế các bệnh không lây nhiễm… ngày 27/2 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phát động chương trình Sức khỏe Việt Nam, tập trung vào 11 lĩnh vực, chia làm 3 nhóm: Nâng cao sức khỏe (bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực); Bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh (chăm sóc sức khỏe trẻ em và học sinh, phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chống tác hại của rượu, bia, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm); Chăm sóc sức khỏe ban đầu, kiểm soát bệnh tật (phát hiện sớm và quản lý một số bệnh không lây nhiễm; chăm sóc, quản lý sức khỏe người dân tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; chăm sóc sức khỏe người lao động). Trong đó mỗi người dân chủ động quan tâm, rèn luyện sức khỏe của mình là giải pháp hàng đầu.
 
“Riêng vận động thể lực có thể giúp người dân giảm 30% nguy cơ mắc bệnh huyết áp và đột quỵ; giảm 20 - 40% nguy cơ mắc bệnh liên quan rối loạn chuyển hóa, tiểu đường; tốt cho xương khớp, tăng khả năng tích canxi vào xương; giảm nguy cơ gẫy xương đùi ở người cao tuổi; tác động lớn tới sức khỏe tinh thần, giảm stress. Hoạt động thể lực kết hợp dinh dưỡng hợp lý còn có tác động lớn tới tăng trưởng chiều cao ở trẻ. Với người trưởng thành, thời gian vận động tối thiểu cần đảm bảo 30 phút/ ngày (với trẻ em là tối thiểu 60 phút/ ngày)” - TS.BS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) thông tin.
 
Thảo Hương

Tin cùng chuyên mục

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).